Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho công ty Luật Việt Kim chúng tôi!
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Tôi xin có một vài trao đổi, góp ý về từng câu hỏi như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp, tôi hiểu là bạn đang giữ (chiếm hữu) hàng của khách hàng B tại thành phố Hồ Chí Minh (tpHCM) và chưa vận chuyển ra Hà Nội.
Một người chỉ có thể bán những tài sản thuộc quyền sở hữu của họ, trừ một số trường hợp ngoại lệ được luật quy định. Ví dụ như: tài sản họ đang chiếm giữ là tài sản có nguy cơ bị hư hỏng (thường là hàng nông sản không để được lâu). Hai chiếc container không phải tài sản có nguy cơ bị hư hỏng, trừ khi bạn chứng minh được điều ngược lại. Tài sản này không thuộc quyền sở hữu của bạn nên bạn không có quyền bán để thu hồi vốn.
Bạn và bên B không giao kết hợp đồng, nhưng việc bạn nhận và bảo quản 2 vỏ container rỗng giúp bên B là đang thực hiện công việc không có ủy quyền. Bên B không có phản đối trước khi bạn giữ. Điều 574 Bộ luật dân sự quy định:
“Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Bạn có thể đòi tiền thù lao, chi phí cho các hoạt động bảo quản, coi giữ 2 chiếc container theo điều 576 BLDS:
“Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.”
Bạn lưu ý là bạn chỉ được thanh toán những chi phí và thù lao nhằm mục đích làm lợi cho B, đó là bảo quản trông giữ 2 chiếc container. Các thiệt hại bạn phải chịu do A gây ra mà không mang lại lợi ích cho B, bạn chỉ có thể đòi A. Vậy bạn cần chứng minh nhiều nhất có thể các chi phí bên bạn đã bỏ ra để trông giữ container.
Nếu cảm thấy khó đòi tiền bên B và bạn không muốn kiện cáo ra tòa, tốt nhất bạn nên thỏa thuận với bên B về việc bán 2 chiếc container để bù cho khoản tiền bên B phải thanh toán cho bạn.
Trên đây là một số ý kiến trao đổi của tôi về trường hợp mà bạn đưa ra. Do thông tin còn hạn chế và một vài tình tiết khúc mắc nên không thể tư vấn kỹ càng. Để được tư vấn đầy đủ hơn mong bạn liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới. Trân trọng!
Nguyễn Khắc Thu | CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT KIM
Cập nhật bởi clevietkimlaw1 ngày 15/02/2017 08:42:45 SA
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.