Thành lập doanh nghiệp và những loại thuế

Chủ đề   RSS   
  • #376209 26/03/2015

    zincos

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Thành lập doanh nghiệp và những loại thuế

    Sau khi chúng ta thành lập doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp của mình vào hoạt động thì có rất nhiều vấn đề, thủ tục và các loại thuế doanh nghiệp mà các bạn phải thực hiện với cơ quan thuế nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu hết về các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty và  Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế nào, doanh nghiệp cần những thủ tục và có nghĩa vụ gì? mình xin nhắc các bạn một vài lưu ý quan trọng sau đây. Doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế theo quy định sau:

     

     

    1. Thuế môn bài

     

            Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập doanh nghiệp, nếu  sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm. 

     

    Mức thuế môn bài theo khung quy đinh như sau:

     

    Bậc thuế môn bài

    Thu nhập 1 tháng

    Mức thuế cả năm

    Bậc 1

    Trên 10 tỷ

    3.000.000

    Bậc 2

    Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

    2.000.000

    Bậc 3

    Từ 2 tỷ đến 5 tỷ

    1.500.000

    Bậc 4

    Dưới 2 tỷ

    1.000.000

     

     

     

    2. Thuế giá trị gia tăng

     

          Kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng của tháng trước trước ngày 20 của tháng tiếp theo.

     

     

    3. Thuế thu nhập cá nhân

     

    - Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân. 

     

    - Thuế thu nhập cá nhân được tính theo phương thức lũy tiến sau khi trừ đi chi phí cho phép đó là giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là người nộp thuế là 4 triệu / tháng (48 triệu/ năm). Đối với người phụ thuộc là 1.6 triệu đồng/ tháng. 

     

    4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

     

    - Doanh nghiệp: Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. 

     

    -  Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 25% lợi nhuận.

     

    - Ngoài ra tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phát sinh những loại thuế thác nhau.


             Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng về việc khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của cơ quan thuế, thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Vì vậy xin quý doanh nghiệp chú ý và hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.

     

    5.  Thuế xuất nhập khẩu

     

    - Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu.

     

    - Thuế xuất nhập khẩu được tính tùy thuộc vào các mặt hàng xuất nhập khẩu khác nhau.

     

    6.  Thuế tiêu thụ đặc biệt

     

    - Doanh nghiệp sẽ phải nộp loại thuế này nếu doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh liên quan đến những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

     

    - Thuế tiêu thụ đặc biết được đánh vào những mặt hàng hoặc dịch vụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, ô tô.

     

    7. Thuế sử dụng đất

     

    - Nếu doanh nghiệp có sử dụng hoặc kinh doanh nhà đất thì phải nộp thuế sử dụng đất.

     

     
    6299 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #376365   27/03/2015

    zincos
    zincos

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

    Thành lập doanh nghiệp  là gì?

    Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một công ty mới hoàn toàn hoặc dưới hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và công ty này được nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Các công ty mới này có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức phi chính phủ hay một dịch vụ… ở thành phố hay thị trấn.

    Với hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được chia thành các loại: Chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại, Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại. Với từng hình thức sẽ yêu cầu hồ sơ đăng ký khác nhau sau đây.

     

    Trong thời buổi hiện nay, việc Thành lập doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, để các bạn đọc có thể nắm bắt một cách tổng thể về việc thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mình xin đưa ra một số hướng dẫn cơ bản để mọi người cùng tham khảo.

    Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp

    1. Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên:

    a) Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;

    b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp;

    c) Danh sách thành viên theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định43/2010/NĐ-CP của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;

    d) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số cá nhân khác; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.

    Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, công ty phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.

    2. Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên:

    a) Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;

    b) Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp;

    c) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức hoặc bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân khác quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân;

    d) Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH một thành viên được tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Doanh nghiệp; bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP  của người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp Công ty TNHH một thành viên được tổ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Doanh nghiệp

    đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty;

    e) Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình công ty.

    Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, công ty phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.

    3. Trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn:

    a) Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;

    b) Điều lệ công ty;

    c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;

    d) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 23 của Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;

    đ) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

    e) Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;

    g) Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

    Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.

    4. Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại:

    a) Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;

    b) Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

    c) Điều lệ công ty sau khi chuyển đổi;

    d) Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông và các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Doanh nghiệp;

    đ) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thoả thuận góp vốn đầu tư.

    Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty chuyển đổi, công ty phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.

    Mong rằng thong qua bài viết trên các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

    Nguồn : http://tuvanluat24h.com.vn/vn/thanh-lap-doanh-nghiep-tren-co-so-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep.html

     
    Báo quản trị |  
  • #375698   24/03/2015

    zincos
    zincos

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp cổ phần

    Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp cổ phần? Tuy nhiên bạn chưa hiểu rõ về các  thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, các bước để thành lập công ty  và đặc biệt là những thông tin về luật thành lập công ty cổ phần. Mình xin đưa ra một số thông tin hiểu về luật thành lập công ty cổ phần, cho bạn tham khảo, giúp bạn tiến hành việc thành lập công ty một cách thuận lợi hơn

     

    Công ty cổ phần là gì?

     

              Trước hết chúng ta cần tìm hiểu thế nào là công ty cổ phần?  Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại một cách độc lập đối với các chủ thể sở hữu công ty cổ phần. Vốn của công ty sẽ được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia từ các nhà đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Tuy vậy để công ty cổ phần có thể hoạt động được, bạn cần hiểu rõ về luật thành lập doanh nghiệp, cụ thể là những thông tin về luật thành lập công ty cổ phần cần thiết

     

     

     

    công ty cổ phần

     

     

     

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành luật thành lập doanh nghiệp

     

    Điều 1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

     

    1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

    2. Dự thảo Điều lệ công ty.

    3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

    a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

    b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

    4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

    5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

     

    Điều 2. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần

     

    Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh quy định và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    1. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

    2. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

    3. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, cổ đông sáng lập hoặc của đại diện theo uỷ quyền của họ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

    Nguồn : http://tuvanluat24h.com.vn/vn/luat-thanh-lap-cong-ty-co-phan.html

     
    Báo quản trị |