Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ thuê được không?

Chủ đề   RSS   
  • #598923 22/02/2023

    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ thuê được không?

    Dịch vụ đòi nợ là dịch vụ mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn ủy quyền cho tổ chức được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật.

    Tuy nhiên, sau khi Luật đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì dịch vụ đòi nợ thuê thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Cụ thể, tại điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020.

    Đồng thời, khoản 5 Điều 77 Luật đầu tư năm 2020 quy định như sau:

    Điều 77. Quy định chuyển tiếp

    5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

    Theo quy định trên, dịch vụ đòi nợ thuê không được đầu tư, kinh doanh, các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

    Mặc dù pháp luật cấm dịch vụ đòi nợ nhưng các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn vẫn có quyền đòi nợ. Bởi thủ tục thu hồi nợ là một trong các thủ tục hợp pháp để bảo vệ tài sản, tài chính hợp pháp của doanh nghiệp.

     
    87 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598941   22/02/2023

    Thành lập công ty dịch vụ đòi nợ thuê được không?

    Chào bạn, cám ơn bạn vì bài viết chia sẻ, mình xin bổ sung, góp ý thêm một số điều như sau:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 76 Luật Đầu tư 2020 quy định

    Điều 76. Điều khoản thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

    …”

    Như vậy, Luật Đầu tư 2020 (chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) đã đưa ngành nghề "Kinh doanh dịch vụ đòi nợ" vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Những tưởng sau khi khai tử loại hình kinh doanh này thì sẽ không còn những cảnh đòi nợ kiểu xã hội đen. Nhưng không, thực tế nhiều công ty đòi nợ thuê đã đổi tên thành công ty mua bán nợ.

    Đồng thời, khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, trong đó quy định hoạt động kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN ban hành kèm theo Luật đầu tư 2020). Đồng thời, Nghị định số 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã được bãi bỏ.

    Hoạt động mua bán nợ là cụm từ có thể được hiểu như sự kết hợp giữa hợp đồng mua bán tài sản và dịch vụ đòi nợ. Để hiểu rõ hơn cần phân tích rõ những thành phần có trong định nghĩa này bao gồm:

    - Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

    - Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

    - Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

     
     
    Báo quản trị |