Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong VKSND

Chủ đề   RSS   
  • #599957 04/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong VKSND

    Ngày 03/3/2023 VKSND tối cao vừa ban hành Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC năm 2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND”
     
    Theo đó, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND như sau:
     
    thanh-lap-ban-chi-dao-thuc-hien-quy-che-thuc-hien-dan-chu-trong-vksnd
     
    (1) Chức năng của Ban Chí đạo
     
    Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Dân chủ ở cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của Ngành đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành chính của các đơn vị thuộc: 
     
    - VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
     
    - VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
     
    Ngoài ra, thực hiện quyền dân chủ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
     
    (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
     
    Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND.
     
    Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành VKSND, hằng năm để ra chương trình công tác của Ban Chỉ đạo.
     
    Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh.
     
    Đồng thời, trực tiếp tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh tổ chức kiểm tra việc quán triệt và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.
     
    Chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
     
    Kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quyền dân chủ của công dân và của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ.
     
    Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao.
     
    Bên cạnh đó, làm việc với cấp uỷ Đảng; yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện.
     
    Cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND.
     
    Dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị chuyên đề ở các đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân các cấp về thực hiện dân chủ.
     
    Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức và người lao động về những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND nhàm rút ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
     
    Đặc biệt, kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND.
     
    Đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt dân chủ.
     
    Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của VKSND tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
     
    (3) Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo
     
    - Ban Chỉ đạo do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định thành lập. 
     
    + Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng VKSND tối cao.
     
    + Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra VKSND tối cao.
     
    + Các thành viên gồm: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
     
    - Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban.
     
    - Cơ quan thường trực:
     
    + Thanh tra VKSND tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
     
    Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra VKSND tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo.
     
    + Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. 
     
    Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.
     
    Chi tiết  Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC có hiệu lực ngày 03/3/2023 thay thế Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC năm 2018.
     
    551 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (28/03/2023) ThanhLongLS (04/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận