Tháng bắt đầu đi làm lại làm không đủ ngày trong tháng có bị trừ phép năm?

Chủ đề   RSS   
  • #80859 25/01/2011

    huyen2203

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tháng bắt đầu đi làm lại làm không đủ ngày trong tháng có bị trừ phép năm?

    Tôi đã làm ở công ty nhà tư nhân hơn 1 năm. Giữa tháng 4/2010 tôi xin nghỉ sinh và đến giữa tháng 9/2010 tôi đi làm trở lại, Đến nay công ty tôi thanh toán phép năm và tôi thấy tôi bị trừ 2 ngày phép năm của tháng 4 và tháng 9 do trong 2 tháng đó tôi làm không đủ 60% ngày công trong tháng nên không được tính phép năm.

    Cho tôi xin hỏi công ty tôi làm như vậy là đúng hay không ạ???  Tôi xin cám ơn.

     
    3699 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80928   25/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trả lời : Công ty bạn làm như vậy là sai. Căn cứ theo Nghị định 195-CP (năm 1994)

    1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:

    - Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;

    - Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;

    - Thời gian nghỉ về việc riêng;

    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;

    - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;

    - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;

    - Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;

    - Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;

    - Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;

    - Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;

    - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

    - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;

    - Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.

     
    Báo quản trị |