Thân chủ của luật sư - bị hại không trình báo về tội phạm có bị truy cứu TNHS

Chủ đề   RSS   
  • #399620 16/09/2015

    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Thân chủ của luật sư - bị hại không trình báo về tội phạm có bị truy cứu TNHS

    Vấn đề liên quan đến việc khách hàng của các luật sư có bị truy cứu TNHS hay không ? mong nhận được thảo luận:

    1. Đối với hành vi biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện thì sau bao lâu sẽ phát sinh nghĩa vụ tố giác để loại trừ trách nhiệm hình sự.

    VD: ngày 1/1/2015 ông A biết rõ tội phạm đã thực hiện, vậy ngay khi biết rõ tội phạm đã thực hiện, ông A phải đi tố giác hay trước khi công an điều tra tới việc ông A biết rõ mà không tố giác để ông A không bị khởi tố và truy cứu TNHS vs tội danh này.

    2. Bị hại về thì đương nhiên biết rõ về tội phạm, vậy ngay sau khi họ trở thành bị hại thì họ phải đi tố giác để loại trừ tnhs của mình đúng không, vì nếu họ không đi tố giác, thì hành vi của họ đã cấu thành tội này rồi !?

    Mong nhận được sự thảo luận.

     
    4020 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    danusa (16/09/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #399630   16/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào bạn!

    Đọc bài viết của bạn mình góp "gió" như sau:

    Chế định "Không tố giác tội phạm" được quy định tại Điều 22, 313 và 314 Bộ luật hình sự. Mấu chốt của việc cấu thành tội phạm này là phải biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện và không tố giác. Thực tế cũng đã phát sinh một số vụ án về tội "Không tố giác tội phạm" nhưng trong quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều lúng túng về việc xác định "biết rõ" hay không của người phạm tội. Pháp luật hình sự dùng từ "biết rõ" có nghĩa là phải chứng kiến rõ hành vi vi phạm pháp luật (hành vi chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội), nhưng vấn đề ở chỗ là người dân làm sao biết được đâu là hành vi phạm tội để mà phải thực hiện việc tố giác (VD: anh A chứng kiến anh B đánh anh C và có lấy của anh C một sợi dây kim loại màu vàng. Sau quá trình điều tra thì anh A bị triệu tập để làm rõ hành vi "không tố giác tội phạm", tuy nhiên cơ quan điều tra không xử lý được vì anh A cho rằng đâu biết sợi dây đó là vàng 24k có giá trị để nhận thức được là B đã có hành vi cướp tài sản của C, mặc khác khi bị triệu tập anh A khai rằng chỉ tưởng C và D đang giỡn với nhau vì có thấy C rượt B chạy...)

    Chính vì vậy, tôi cho rằng chỉ trong trường hợp người không tố giác tội phạm có liên hệ chặt chẽ với hành vi chuẩn bị phạm tội, đang hoặc đã phạm tội và có "trình độ" nhận thức được các hành vi đó là hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự thì mới có thể truy trách nhiệm hình sự về tội danh này. Nếu không làm rõ được mặt chủ quan và khách quan của tội "không tố giác tội phạm" thỉ không thể truy cứu được loại tội danh này.

    Về ví dụ bạn nêu là nạn nhân của tội phạm có thể bị truy cứu TNHS về tội không tố giác tội phạm hay không thì tôi dám chắc rằng không thể truy cứu họ về tội này nhé! Lúc này nạn nhân là đối tượng bị tác động của tội phạm và trách nhiệm của nhà nước và pháp luật hình sự là phải bảo vệ họ. Thông thường có rất ít trường hợp nạn nhân không tố giác tội phạm, tuy nhiên vẫn có thể có một số trường hợp xảy ra do có mối quan hệ với tội phạm, do sợ hãi hoặc bị đe doạ...nhưng cho dù trong trường hợp nào đi nữa thì nạn nhân cũng không thể bị truy cứu TNHS về tội "không tố giác tội phạm" khi vụ án được khởi tố từ một nguồn tin tố giác khác.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    DuyKhanh03 (16/09/2015) danusa (16/09/2015)
  • #399633   16/09/2015

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     Vấn đề này quay lại câu chuyện quy tắc đạo đức của luật sư nếu suy nghĩ đơn giản thì đúng thật là nhức đầu. Nhưng nếu suy nghĩ sâu xa, nhà làm luật và người thi hành pháp luật hiểu rõ khi nào thì cần áp dụng, lúc đó mình nghĩ việc này thực hiện dễ dàng.

    Còn không thì bây giờ cứ lấn cấn thân chủ phạm tội, luật sư biết mà không tố giác hay tố giác thì đường nào cũng vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #399647   16/09/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    khoathads viết:

    Về ví dụ bạn nêu là nạn nhân của tội phạm có thể bị truy cứu TNHS về tội không tố giác tội phạm hay không thì tôi dám chắc rằng không thể truy cứu họ về tội này nhé! Lúc này nạn nhân là đối tượng bị tác động của tội phạm và trách nhiệm của nhà nước và pháp luật hình sự là phải bảo vệ họ. Thông thường có rất ít trường hợp nạn nhân không tố giác tội phạm, tuy nhiên vẫn có thể có một số trường hợp xảy ra do có mối quan hệ với tội phạm, do sợ hãi hoặc bị đe doạ...nhưng cho dù trong trường hợp nào đi nữa thì nạn nhân cũng không thể bị truy cứu TNHS về tội "không tố giác tội phạm" khi vụ án được khởi tố từ một nguồn tin tố giác khác.

    Cảm, ơn bạn đã góp ý, đối với người ko tố giác là bên thứ ba thì ko quá nhiều ý kiến bình luận rồi, không nói nữa.

    Đối với ý kiến của bạn, mình không đồng ý lắm.

    Bị truy cứu TNHS hay không phụ thuộc vào hành vi có cấu thành tội phạm hay không và một số các vấn đề nhỏ khác nữa.

    Nếu hành vi của bị hại cấu thành tội phạm (cụ thể là tội không tố giác tội phạm) thì cớ gì họ lại KHÔNG THỂ bị truy cứu TNHS !?

    Thử ví dụ 1 trường hợp, bị hại sau một thời gian mới đi tố giác, cơ quan công an "gây khó khăn" không giải quyết đơn của bị hại, bị hại tức nên khiếu nại tố cáo hành vi của cơ quan công an. Liệu có thể có 1 "sự trả thù" của cơ quan công an dành cho bị hại khi bị ép phải xử lý đơn của bị hại. Kết quả là tội phạm bị khởi tố theo đơn, nhưng bị hại cũng bị công an khởi tố về hành vi không tố giác của mình !?

     
    Báo quản trị |