Thẩm tra viên thi hành án thực hiện những công việc gì?

Chủ đề   RSS   
  • #610811 21/04/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thẩm tra viên thi hành án thực hiện những công việc gì?

    Thẩm tra viên thi hành án là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Vậy công việc cụ thể mà thẩm tra viên thi hành án phải thực hiện bao gồm những gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên.

    Công việc của Thẩm tra viên thi hành án

    Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BTP thì ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì thẩm tra viên còn phải thực hiện các công việc khác như:

    - Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

    - Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống thi hành án dân sự;

    - Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    - Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc;

    - Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thi hành án dân sự;

    - Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính;

    - Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; thẩm tra, kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự;

    - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;

    Ngoài thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tố tụng nêu trên thì thẩm tra viên thi hành án còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

    Tiêu chuẩn đối với ngạch Thẩm tra viên thi hành án

    Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm tra viên thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau:

    - Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    - Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo;

    - Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến công tác thi hành án dân sự;

    - Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

    - Có năng lực phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

    - Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

    - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

    Bên cạnh tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì ngạch thẩm tra viên thi hành án còn yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau (Khoản 4 Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BTP):

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Thẩm tra viên thi hành án theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.

    Đối với công chức đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thi hành án phải đang giữ ngạch Chuyên viên hoặc tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

    Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 18/05/2024.

     
    23 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận