Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép

Chủ đề   RSS   
  • #613944 11/07/2024

    Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép

    Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được quy định như thế nào?

    Quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép

    - Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật thương mại 2005 thì thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

    - Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh. Các trường hợp được xác định là cá nhân hoạt động thương mại, như sau:

    + Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    + Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    + Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    + Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    - Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 5 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì pháp luật cấm các hành vi kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

    - Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

    + Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

    + Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

    + Sơ chế nhỏ lẻ;

    + Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

    + Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

    + Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

    + Nhà hàng trong khách sạn;

    + Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

    + Kinh doanh thức ăn đường phố;

    + Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

    => Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép là những hoạt động sau:

    - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không phải đăng ký kinh doanh).

    - Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 

    (Trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì khi kinh doanh không phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm). 

    Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép

    Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép được xác định theo hai trường hợp sau:

    1/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

    (a) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp: 

    Hành vi này có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng sau:

    - Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư (được quy định tại Điều 73 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): 

    + Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở;

    + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    + Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    - Ủy ban nhân dân các cấp (được quy định tại Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): 

    + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

    + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    - Cơ quan Thuế (được quy định tại Điều 75 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): 

    + Chi cục trưởng Chi cục Thuế

    + Cục trưởng Cục Thuế

    + Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế 

    - Cơ quan Quản lý thị trường (được quy định tại Điều 76 Nghị định 122/2021/NĐ-CP): 

    + Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường

    + Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường

    + Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường

    (b) Kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh: 

    Hành vi này có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên thẩm quyền xử phạt thuộc về các đối tượng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được nêu trên và bao gồm thêm các đối tượng sau:

    + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

    + Đội trưởng Đội Thuế

    Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

    2/ Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được xác định như sau:

    + Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

    Được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

    + Thẩm quyền của thanh tra: Các chức danh được quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 29 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

    + Thẩm quyền của Công an nhân dân theo quy định tại Khoản 4, 5, 6 Điều 30 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

    Lưu ý: Đối với mỗi đối tượng có thẩm quyền xử phạt VPHC đều có hạn mức xử phạt tối đa và trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt VPHC do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

    Trên đây là thông tin về thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép.

     
     
    51 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận