Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Tòa án

Chủ đề   RSS   
  • #584899 31/05/2022

    nhocsaya

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bình Phước
    Tham gia:31/01/2022
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Tòa án

    Chào mọi người, tôi đang có tìm hiểu một số vấn đề về thủ tục tố tụng hành chính. Tôi thường hay nghe thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là tòa án cấp trên một cấp trực tiếp. Tuy nhiên khi tìm kiếm các quy định tại các luật về tố tụng hành chính chính thì lại không thấy quy định rõ ở đâu. Mong các bạn giúp đỡ để có căn cứ chính xác cụ thể để dẫn chiếu trong các bài tìm hiểu của tôi. Chân thành cảm ơn!

     
    1595 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhocsaya vì bài viết hữu ích
    admin (25/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584903   31/05/2022

    Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hành chính của Tòa án

    Chào bạn, vấn đề này mình cũng đã tìm hiểu qua, tuy nhiên thì hiện không có quy định trực tiếp là thẩm quyền xét xử vụ án phúc thẩm sẽ do cấp trên trực tiếp thực hiện. Mà thay vào đó ta sẽ dựa vào những quy định sau:

    Căn cứ Điều 203 Luật Tố tụng hành chính 2015:

    "Điều 203. Tính chất của xét xử phúc thẩm

    Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị."

    Căn cứ Điều 29 và Điều 37 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định:

    "Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

    1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    ...

    2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật."

    =>> Từ quy định trên thì ta có thể hiểu rằng vụ án đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì tòa án trên một cấp sẽ là tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thấm, ngoài trừ tòa án nhân dân tối cao vì tòa án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

     
    Báo quản trị |