Chào bạn. Bạn có thể đọc thêm Luật Tổ chức Toà án nhân dân
(Phần tôi tô đậm màu đỏ)
Điều 25
Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức công tác xét xử của
Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chủ tọa các phiên họp của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
3. Kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án
các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;
4. Trình Chủ tịch nước ý kiến
của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Chánh tòa, Phó Chánh tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và
các chức vụ khác trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương
đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán;
7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Chánh án, Phó Chánh án các Tòa án nhân dân địa phương sau khi thống nhất
với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự
khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng;
8. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ
cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Tòa án;
9. Báo cáo công tác của các Tòa
án trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
và Chủ tịch nước;
10. Chỉ đạo việc soạn thảo các
dự án luật, pháp lệnh do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Uỷ ban thường
vụ Quốc hội;
11. Quy định bộ máy giúp việc
của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương và trình Uỷ ban thường
vụ Quốc hội phê chuẩn; quy định bộ máy giúp việc của các Tòa án quân sự sau khi
thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
12. Tổ chức kiểm tra việc quản
lý và sử dụng kinh phí trong phạm vi trách nhiệm của ngành Tòa án bảo đảm đúng
quy định của pháp luật về ngân sách; thực hiện các công tác khác theo quy định
của pháp luật.