thẩm quyền của giám đốc chi nhánh về việc ký hợp đồng kinh tế

Chủ đề   RSS   
  • #366813 09/01/2015

    thẩm quyền của giám đốc chi nhánh về việc ký hợp đồng kinh tế

    Hiện công ty tôi sẽ ký hợp đồng kinh tế với chi nhánh của 1 công ty TNHH, trong hợp đồng này 

    phía đối tác có giám đốc chi nhánh ký và đóng dấu của chi nhánh này, không có văn bản ủy quyền từ Công ty. Vậy tôi xin hỏi:

    Hợp đống kinh tế phía đối tác là giám đốc chi nhánh ký cùng con dấu của chi nhánh, không có giấy

        ủy quyền từ Giám đốc Công ty thì có hợp lệ không? (Ngành nghề kinh doanh trong hợp đống ký với chi nhánh này là là ngành nghề được Công ty đăng ký  cho chi nhánh trong giấy phép đăng ký thành lập chi nhánh.

    Xin chân thành cảm ơn các luật sư.

    P/s: Tôi có đọc được link dưới đây đại ý là kể cả trong trường hợp ký với chi nhánh thì vẫn phải có giấy ủy quyền rõ ràng từ giám đốc (người đại diện theo pháp luật) đến chi nhánh thì hợp đồng mới có hiệu lực. Tôi paste phía dưới cho các luật sư tham khảo:

    http://mic.vn/NewDetail.aspx?id=143

    ..."Theo TS. Phan Chí Hiếu, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, trường hợp hợp đồng vô hiệu phổ biến đó là vi phạm về thẩm quyền ký kết. “DN khi ký hợp đồng với các đơn vị như chi nhánh, trung tâm, xí nghiệp, trạm trại…, thấy họ có con dấu, tài khoản, hóa đơn chứng từ riêng là yên tâm, mà không biết rằng, thẩm quyền ký kết phải là người đại diện theo pháp luật và phải là con dấu của pháp nhân. Ngoài ra, còn phải xem ai là đại diện theo pháp luật, vì nhiều DN đăng ký người đại diện theo pháp luật không phải là tổng giám đốc, mà là chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV”, TS. Hiếu nói."...

    Cập nhật bởi hanhtm ngày 09/01/2015 08:10:23 SA
     
    56903 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #366840   09/01/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào bạn!

    Có 02 trường hợp khi người đứng đầu chi nhánh giao kết hợp đồng với đối tác:

    - Thứ nhất, Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ (có tài sản riêng và hạch toán độc lập với công ty mẹ - được công ty mẹ cấp vốn hoạt động theo quy chế tài chính của công ty) thì người đứng đầu chi nhánh có thẩm quyền ký kết hợp đồng và sử dụng co dấu chi nhánh để xác lập trên hợp đồng. Giá trị hợp đồng phụ thuộc vào số vốn mà công ty mẹ cấp).

    - Thứ hai, Chi nhánh là pháp nhân chưa đầy đủ (không có tài sản riêng và hạch toán phụ thuộc) thì người đứng đầu chi nhánh chỉ được ký kết hợp đồng khi có sự uỷ quyền bằng văn bản của Người đại diện theo pháp luật công ty mẹ hoặc trong Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty mẹ có quy định thẩm quyền ký kết hợp đồng của người đứng đầu chi nhánh (trường hợp này không cần giấy uỷ quyền mà thực hiện theo nội dung quy chế).

    Vì vậy khi giao dịch với chi nhánh bạn nên tìm hiểu kỹ loại hình và thẩm quyền của người đứng đầu chi nhánh nhé!

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    hanhtm (09/01/2015) pecc3cnmt (18/06/2015) Ngaminion (02/06/2021) hakuhodo (11/10/2018) tamlongan16 (16/08/2020)
  • #366851   09/01/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    khoathads viết:

     

    - Thứ nhất, Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ (có tài sản riêng và hạch toán độc lập với công ty mẹ - được công ty mẹ cấp vốn hoạt động theo quy chế tài chính của công ty) thì người đứng đầu chi nhánh có thẩm quyền ký kết hợp đồng và sử dụng co dấu chi nhánh để xác lập trên hợp đồng. Giá trị hợp đồng phụ thuộc vào số vốn mà công ty mẹ cấp).

     

     

    Chào bạn.

    Ý kiến này của bạn khá mới. Bạn có thể cho biết:  quy định về "Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ" là quy định ở đâu không?

    Theo luật dân sự:

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Chi nhánh không thoả mãn khoản 3 nên không thể là pháp nhân. Dù được cty giao vốn để hoạt động thì vẫn là vốn của công ty và công ty lấy về lúc nào cũng được.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 09/01/2015 11:02:53 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hanhtm (09/01/2015) tdbeco (01/06/2017)
  • #388461   18/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    hungmaiusa viết:

     

    khoathads viết:

     

    - Thứ nhất, Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ (có tài sản riêng và hạch toán độc lập với công ty mẹ - được công ty mẹ cấp vốn hoạt động theo quy chế tài chính của công ty) thì người đứng đầu chi nhánh có thẩm quyền ký kết hợp đồng và sử dụng co dấu chi nhánh để xác lập trên hợp đồng. Giá trị hợp đồng phụ thuộc vào số vốn mà công ty mẹ cấp).

     

     

    Chào bạn.

    Ý kiến này của bạn khá mới. Bạn có thể cho biết:  quy định về "Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ" là quy định ở đâu không?

    Theo luật dân sự:

    Điều 84. Pháp nhân

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Chi nhánh không thoả mãn khoản 3 nên không thể là pháp nhân. Dù được cty giao vốn để hoạt động thì vẫn là vốn của công ty và công ty lấy về lúc nào cũng được.

    Chắc bác hungmaiusa không đọc kỹ bài viết bên trên của tôi. Chi nhánh được cấp vốn hoạt động (theo quy chế tài chính chi nhánh và hạch toán độc lập) thì vẫn được xem là có "tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó". Thực tế cũng đã có nhiều công ty cấp vốn cho chi nhánh hoạt động một cách độc lập (công ty tôi hiện nay đang áp dụng) và công ty mẹ chỉ báo cáo tài chính hợp nhất sau khi có báo cáo kiểm toán của chi nhánh. Đây là bước đệm để tách chi nhánh thành Cty TNHH MTV. Chi nhánh có vốn độc lập thì vẫn có thể dùng tên chi nhánh, con dấu chi nhánh để xác lập các hợp đồng thương mại trong phạm vi vốn đã cấp...

    Luật quy định là một chuyện nhưng thực tiễn lại là chuyện khác bác à! Cái "pháp nhân" theo quy định BLDS hiện nay chỉ là cái hình thức thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    hanhtm (19/06/2015)
  • #388480   18/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    khoathads viết:

    Chắc bác hungmaiusa không đọc kỹ bài viết bên trên của tôi. Chi nhánh được cấp vốn hoạt động (theo quy chế tài chính chi nhánh và hạch toán độc lập) thì vẫn được xem là có "tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó". Thực tế cũng đã có nhiều công ty cấp vốn cho chi nhánh hoạt động một cách độc lập (công ty tôi hiện nay đang áp dụng) và công ty mẹ chỉ báo cáo tài chính hợp nhất sau khi có báo cáo kiểm toán của chi nhánh. Đây là bước đệm để tách chi nhánh thành Cty TNHH MTV. Chi nhánh có vốn độc lập thì vẫn có thể dùng tên chi nhánh, con dấu chi nhánh để xác lập các hợp đồng thương mại trong phạm vi vốn đã cấp...

    Luật quy định là một chuyện nhưng thực tiễn lại là chuyện khác bác à! Cái "pháp nhân" theo quy định BLDS hiện nay chỉ là cái hình thức thôi.

    Chào bạn.

    Bạn viết : "Chắc bác hungmaiusa không đọc kỹ bài viết bên trên của tôi" là tôi thừa nhận; vì chỉ cần đọc kết luận "người đứng đầu chi nhánh có thẩm quyền ký kết hợp đồng và sử dụng co dấu chi nhánh để xác lập trên hợp đồng" là không đúng nên không cần đọc kỹ.

    Dù chi nhánh có được cty cấp vốn hoạt động thì vốn đó vẫn thuộc quyền sở hữu của Cty, Cty có thể cấp vốn thì có quyền thu lại vốn nên vốn đó không thể gọi là "độc lập". Suy ra, chi nhánh không phải là pháp nhân và tất nhiên chi nhánh của bạn cũng không có người đại diện theo pháp luật; tên của chí nhánh phải gắn với tên của công ty ở phần đầu.

    Luật doanh nghiệp 2005:

    Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

    2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hanhtm (19/06/2015) tdbeco (01/06/2017)
  • #366846   09/01/2015

    Rất cảm ơn anh đã tư vấn. Em hiểu rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #388544   19/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Cảm ơn bác Hungmaiusa đã cho tôi biết những điều luật mà...tôi đã biết! Thôi không tranh luận với bác vì những gì bác nói rất đúng với lý thuyết, còn những gì tôi trả lời cho bạn đọc tham khảo là thực tiễn...

     
    Báo quản trị |  
  • #388577   19/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Biết luật thì càng không nên nói bừa.

    "- Thứ nhất, Chi nhánh là pháp nhân đầy đủ (có tài sản riêng và hạch toán độc lập với công ty mẹ - được công ty mẹ cấp vốn hoạt động theo quy chế tài chính của công ty)"

    "- Thứ hai, Chi nhánh là pháp nhân chưa đầy đủ (không có tài sản riêng và hạch toán phụ thuộc)"

    Không hề có khái niệm "pháp nhân đầy đủ" và "pháp nhân chưa đầy đủ" nên đừng nói bừa.

    "thực tiển" thì nhiều thành viên trên diễn đàn đều có tham gia nên không phải chỉ có mình bạn biết; nhiều người còn hiểu thực tiển nhiều hơn bạn.

    Dân luật thì nói phải có căn cứ pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hanhtm (19/06/2015) tdbeco (01/06/2017) Ninhmay93 (06/11/2019) Cobigroup (08/01/2020) ngocdiep (22/12/2020)
  • #388581   19/06/2015

    Chào bạn,

    Theo hiểu biết và kinh nghiệm thì ý kiến của mình thế này:

    - Chi nhánh không thể có tư cách pháp nhân (chắc chắn).

    - Giám đốc chi nhánh có thể có quyền ký hợp đồng nhân danh chi nhánh hoặc công ty tùy theo ủy quyền (trong điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền riêng).

    Như vậy trường hợp của bạn chỉ cần yêu cầu đối tác cung cấp văn bản ủy quyền (hoặc quyết định bổ nhiệm) trong đó chỉ rõ rằng Giám đốc chi nhánh của công ty có quyền ký loại hợp đồng với công ty bạn.

    Thân chào,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoahuynh91 vì bài viết hữu ích
    hanhtm (19/06/2015)
  • #399406   14/09/2015

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Theo quan điểm của tôi, Chi nhánh và Văn phòng đại diện là đơn vị hoạt động theo tư cách đại diện cho pháp nhân. Tuy nhiên, đối với Chi nhánh hạch toán độc lập về mặt quản lý Thuế thì họ là coi đó là Pháp nhân độc lập: ngoài chức năng đại diện cho Pháp nhân thực hiện một phần chức năng của Pháp nhân, Chi nhánh vẫn có thể chủ động hoạt động độc lập, chủ động ký hợp đồng, xuất hóa đơn, báo cáo thuế, hạch toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp riêng không phụ thuộc vào công ty..

    Thiệt tình là quy định về Pháp nhân trong Luật dân sự   cứng nhắc quá !!! Ví dụ, Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh,... cũng không phải pháp nhân và cũng không phải là cá nhân,  vậy họ tham gia quan hệ pháp luật  tư cách gì ??? 

    Mình nghĩ gười học luật cần cách hiểu linh hoạt để áp dụng được tốt hơn trong thực tế.  \ 

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #402715   15/10/2015

    Hoangvhung viết:

    Theo quan điểm của tôi, Chi nhánh và Văn phòng đại diện là đơn vị hoạt động theo tư cách đại diện cho pháp nhân. Tuy nhiên, đối với Chi nhánh hạch toán độc lập về mặt quản lý Thuế thì họ là coi đó là Pháp nhân độc lập: ngoài chức năng đại diện cho Pháp nhân thực hiện một phần chức năng của Pháp nhân, Chi nhánh vẫn có thể chủ động hoạt động độc lập, chủ động ký hợp đồng, xuất hóa đơn, báo cáo thuế, hạch toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp riêng không phụ thuộc vào công ty..

    Thiệt tình là quy định về Pháp nhân trong Luật dân sự   cứng nhắc quá !!! Ví dụ, Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh,... cũng không phải pháp nhân và cũng không phải là cá nhân,  vậy họ tham gia quan hệ pháp luật  tư cách gì ??? 

    Mình nghĩ gười học luật cần cách hiểu linh hoạt để áp dụng được tốt hơn trong thực tế.  \ 

     

    Chào bạn, theo ý kiến của mình thì hoàn toàn không có khái niệm chi nhánh độc lập. Các hoạt động kinh doanh hằng ngày mà bạn cho rằng độc lập như nêu trên, bao gồm chủ động ký hợp đồng, xuất hóa đơn, báo cáo thuế, hạch toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thực chất là hoạt động theo sự ủy quyền của Công ty. Sự ủy quyền này thể hiện ở trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, mục cuối cùng: "Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp".

     
    Báo quản trị |  
  • #402988   17/10/2015

    phanthanhtuan2013
    phanthanhtuan2013
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2013
    Tổng số bài viết (310)
    Số điểm: 2586
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 154 lần


    Hi mọi người,

    Mọi người có thể tham khảo thêm Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế do Hội đồng thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành.

    Ngoài ra, mình có 2 bản án của Tòa PT tại HN (2008) và Tòa PT tại TP. HCM (2008) đều khẳng định rằng hợp đồng được ký giữa (Giám đốc) Chi nhánh với bên thứ 3 mà không có ủy quyền từ công ty mẹ thì CHƯA CHẮC là bị vô hiệu.

    Đối với bản án của Tòa PT tại TP.HCM, trong trường hợp này đã thành lập chi nhánh: 

    "...tuy hợp đồng ký kết là chi nhánh và người đứng ra ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền nhưng người đại diện theo pháp luật biết và chấp thuận thể hiện tại biên bản đối chiếu công nợ ngày 30/6/2004, tại việc khai thuế tháng 2 và tháng 3-2004 của Công ty theo Khoản 2, phần I của Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 thì hợp đồng vẫn có hiệu lực..."

    Đối với bản án của Tòa PT tại HN, kể cả trong trường hợp chi nhánh chưa được thành lập:

    "Về Hợp đồng kinh tế số 01 và 02 ký kết ngày 01/3/2005 để mua bán vật tư xây dựng, thi công giữa NĐ_Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ thương mại tổng hợp Toàn Hiếu với BĐ_Công ty cổ phần Xanedys - Chi nhánh HN là thực tế. Tại phiên tòa bà Hợi và ông Trường đều xác nhận khi ký hợp đồng thì BĐ_Công ty cổ phần Xanedys - Chi nhánh tại HN chưa có con dấu, sau này mới đóng dấu sau. Ông Lê Văn Trường trước đó được bổ nhiệm quyền giám đốc Chi nhánh BĐ_Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ Xanedys tại HN từ ngày 23/4/2004.

    Mặc dù đến ngày 15/4/2005 BĐ_Công ty cổ phần Xanedys mới có quyết định thành lập Chi nhánh tại HN và ngày 24/5/2005 BĐ_Công ty mới có giấy phép đăng ký kinh doanh (do có sự thay đổi lại tên của công ty), nhưng từ đó cho đến thời điểm hiện nay BĐ_Công ty cổ phần Xanedys vẫn hoạt động bình thường. Sau khi hai hợp đồng trên được ký kết thì BĐ_Công ty đã thanh toán nhiều lần cho nguyên đơn với tổng số tiền là 900.000.000 đồng. Điều đó thể hiện Giám đốc BĐ_Công ty cổ phần Xanedys đã biết và đồng ý chuyển tiền theo hóa đơn (BL 44 đến 86) từ ngày 20/5/2005 đến 12/4/2006 (các chứng từ chuyển tiền của BĐ_Công ty cổ phần Xanedys trả cho nguyên đơn tại Ngân hàng thể hiện tại bút lục từ 111 đến 116, thời gian từ 24/4/2005 đến ngày 21/12/2005). Như vậy các Hợp đồng kinh tế số 01 và 02 ngày 01/3/2005 nêu trên không phải là vô hiệu như ý kiến của đại diện cho bị đơn."

    Các bạn xem 2 bản án (đã edit thông tin đương sự) tại file đính kèm nhé. Trường hợp cần bản án gốc, email cho mình.

    Bản án 1: https://www.dropbox.com/s/vx12kw4dh7vkk7g/C2_20080904_KDTM_PT_1040.2008.KDTM-PT_CT_HCM.pdf?dl=0

    Bản án 2: https://www.dropbox.com/s/ombf5p3hem1jkqa/C2_20080307_KDTM_PT_59.2008.KDTM-PT_TPTHN.pdf?dl=0
     

    Cập nhật bởi phanthanhtuan2013 ngày 17/10/2015 04:13:56 CH

    Tra cứu BẢN ÁN/ HỢP ĐỒNG MẪU tại https://caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phanthanhtuan2013 vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (22/11/2017) HocVienTuPhap (27/09/2017)
  • #505469   24/10/2018

    Tôi xin hỏi nguyên tắc khi soạn Hợp đồng hợp tác đào tạo với đối tác là tổ chức như sau;

    Trung tâm dạy nghề thuộc Công ty thì khi soạn Hợp đồng để tên đơn vị Đại diện là Trung tâm dạy nghề hay (Trung tâm dạy nghề - Cty....)

    Nhờ các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520098   06/06/2019

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    Công nhận. Nghe thuật ngữ pháp nhân đầy đủ với không đầy đủ làm em phải giật mình đọc lại luật. 

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HocVienTuPhap vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2019)
  • #520649   13/06/2019

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    - Chi nhánh không phải là pháp nhân nên không là chủ thể giao kết hợp đồng, giám đốc chi nhánh không có thẩm quyền nếu không được ủy quyền.

    - Hợp đồng do chi nhánh ký có thể không bị vô hiệu do công ty biết về việc đó nhưng vẫn tự nguyện thực hiện mà không phản đối (Nghị quyết HĐTP). Điều này không tạo ra thẩm quyền cho chi nhánh mà nêu rõ tính chịu trách nhiệm của công ty (pháp nhân) đối với hoạt động của đơn vị phụ thuộc. Công ty có thể yêu cầu giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm với các thiệt hại phát sinh từ việc ký kết không có ủy quyền và gây thiệt hại cho công ty.

     

    Cập nhật bởi tran-toan ngày 13/06/2019 11:55:14 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tran-toan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/06/2019)