Chào bạn. Theo mình thì:
Liên quan tới hoạt động chứng thực, thì pháp luật chỉ quy định về thẩm quyền chứng thực đối với loại văn bản nào, chứ không quy định về thẩm quyền chứng thực đối với nội dung văn bản. Thực tế hoạt động chứng thực cũng chỉ là nhằm xác nhận
sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các văn bản cần thực hiện.
Căn cứ pháp lý đó là Nghị định 79/2007/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại Khoản 2 Điều 5:
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Việc tìm hiểu nội dung giá trị giao dịch ghi trong hợp đồng chỉ là nhằm mục đích tính phí chứng thực.
Cập nhật bởi boyluat ngày 11/05/2011 12:43:07 SA
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.