Tham ô tài sản hay Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ?

Chủ đề   RSS   
  • #249834 21/03/2013

    Tham ô tài sản hay Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ?

    Huy là nhân viên hợp đồng của 1 cty bảo hiểm nhà nước.

    Trong thời gian tập sự, Huy có giới thiệu đc 1 số khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

    Sau đó Huy đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền mua bảo hiểm của khách hàng (tổng 95 triệu đồng).

    Trong đó, khi hết thời gian tập sự, Huy vẫn tiếp tục là nhân viên bán bảo hiểm cho cty mà không có bất cứ văn bản nào để xác định là Huy có phải là 1 nhân viên chính thức hay không. Và số tiền 95 triệu Huy chiếm đoạt trong 1 khoảng thời gian dài từ lúc tập sự cho đến lúc lúc hết tập sự. Khi bị bắt, Huy vẫn chưa có văn bản là nhân viên chính thức.

    Theo như Tòa án sơ thẩm của huyện xét xử thì Huy phạm tội Tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 278 BLHS, xử phạt 04 năm tù (có áp dụng điều 47).

    Theo quan điểm cá nhân, Huy không phạm tội tham ô tài sản mà phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" vì Huy không phải là người có chức vụ như chủ thể của tội tham ô, mà chỉ là nhân viên tập sự.

     
    27190 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #250312   23/03/2013
    Được đánh dấu trả lời

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    binbin879 viết:

    Huy là nhân viên hợp đồng của 1 cty bảo hiểm nhà nước.

    Trong thời gian tập sự, Huy có giới thiệu đc 1 số khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

    Sau đó Huy đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền mua bảo hiểm của khách hàng (tổng 95 triệu đồng).

    Trong đó, khi hết thời gian tập sự, Huy vẫn tiếp tục là nhân viên bán bảo hiểm cho cty mà không có bất cứ văn bản nào để xác định là Huy có phải là 1 nhân viên chính thức hay không. Và số tiền 95 triệu Huy chiếm đoạt trong 1 khoảng thời gian dài từ lúc tập sự cho đến lúc lúc hết tập sự. Khi bị bắt, Huy vẫn chưa có văn bản là nhân viên chính thức.

    Theo như Tòa án sơ thẩm của huyện xét xử thì Huy phạm tội Tham ô tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 278 BLHS, xử phạt 04 năm tù (có áp dụng điều 47).

    Theo quan điểm cá nhân, Huy không phạm tội tham ô tài sản mà phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" vì Huy không phải là người có chức vụ như chủ thể của tội tham ô, mà chỉ là nhân viên tập sự.

     

    "Huy là nhân viên hợp đồng của 1 cty bảo hiểm nhà nước.

    Trong thời gian tập sự, Huy có giới thiệu đc 1 số khách hàng tham gia mua bảo hiểm.

    Sau đó Huy đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền mua bảo hiểm của khách hàng (tổng 95 triệu đồng)."

    Câu hỏi của bạn chưa rõ, chưa đủ dữ kiện để chúng tôi có thể khẳng định được tòa án đã xét xử đúng hay chưa.

    Tuy nhiên, trường hợp của Huy có thể xác định câu ta là người có quyền hạn (trong việc tham gia, tư vấn, làm hợp đồng mua bán bảo hiểm, nhận tiền bảo hiểm từ khách hàng và chuyển về công ty...). 

    Cái chưa rõ ở đây là Huy đã làm hợp đồng mua bán bảo hiểm của khách hàng với công ty hay chưa (tức đã gửi hợp đồng cho khách hàng, báo về công ty về hợp đồng này hay chưa? Hay Huy chỉ lập hợp đồng với khách hàng nhưng không nộp hồ sơ về công ty để lập hợp đồng bảo hiểm.) Nếu giữa khách hàng và công ty đã có giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trách nhiệm của Huy là thu tiền từ khách hàng và nộp lại cho công ty. Thì lúc này số tiền 95 triệu đồng mà Huy chiếm giữ được coi là tiền của công ty. Cậu ta chiếm đoạt thì đó là tội tham ô. Ngược lại, nếu Huy chỉ lập hợp đồng giả với KH, không báo về công ty, rồi chiếm đoạt luôn số tiền đó thì cậu ta phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.

    Còn về quan điểm cá nhân của bạn là " Huy không phạm tội tham ô tài sản mà phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" vì Huy không phải là người có chức vụ như chủ thể của tội tham ô, mà chỉ là nhân viên tập sự." Tôi xin phản hồi với bạn như sau: Mặc dù Huy không phải là người có chức vụ mà chỉ là nhân viên tập sự nhưng Huy là người có quyền hạn. Quyền hạn này là quyền hạn mà công ty giao cho Huy thông qua hợp đồng lao động ký kết giữa Huy và công ty.

    Tội tham ô tài sản quy định là " Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý..."

    Theo quy định trên, không chỉ người có chức vụ mới có thể phạm tội tham ô được mà cả người có quyền hạn cũng có thể phạm tội tham ô được.

    Một vài dòng trao đổi với bạn!

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (24/03/2013) binbin879 (12/01/2015)
  • #267880   08/06/2013

    Chào bạn, tôi đang băn khoăn vì có quan điểm cho rằng chỉ cấu thành tội tham ô khi tài sản tham ô là tài sản của nhà nước và có 1 nghị quyết tôi đang tìm hướng dẫn về vấn đề này.

    Mong nhận được phản hồi từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mrlethuongtin vì bài viết hữu ích
    Huongmo111 (16/11/2019)
  • #268224   10/06/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    mrlethuongtin viết:

    Chào bạn, tôi đang băn khoăn vì có quan điểm cho rằng chỉ cấu thành tội tham ô khi tài sản tham ô là tài sản của nhà nước và có 1 nghị quyết tôi đang tìm hướng dẫn về vấn đề này.

    Mong nhận được phản hồi từ bạn.

    Chào bạn! 

    Theo tôi được biết và tìm hiểu thì chưa có văn bản mới nào hướng dẫn về vấn đề này bạn ạ. Chỉ có Nghị quyết01/2001/NQ-HĐTP hướng dẫn về các tội phạm chức vụ thôi bạn ạ.

    Còn đối với quan điểm nêu trên thì tôi cho rằng có 1 số lý do:

    1. Trước đây pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN có đề cập tới tội "tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa". Từ đó tới nay tạo thành nếp nghĩ rằng chỉ cso tham ô "tài sản của nhà nước" mới phạm tội Tham ô tài sản như nêu ở trên.

    2. Khi BLHS ban hành, luật mới sửa đổi, lại chưa có văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này.

    Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của BLHS thì tội tham ô được sếp vào nhóm tội phạm về chức vụ. Điều 277 BLHS quy định:

    "Điều 277. Khái niệm tội phạm về chức vụ

    Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.

    Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ."

    Công vụ là hoạt động của các cơ quan nhà nước(lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp) hoặc hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội mà người thực hiện có thể làm thường xuyên, hoặc không thường xuyên, được trả lương hoặc không trả lương. (Khái niệm này là do thầy giáo mình đưa ra dựa trên luật phòng chống tham nhũng, luật cán bộ công chức).

    Ngoài ra, theo quy định của  BLHS "Điều 278. Tội tham ô tài sản

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng...."

    Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn là những người được liệt kê trong luật phòng chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức được nêu ở trên theo luật phòng chống tham nhũng bao gồm: "Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước."

    Theo như logic thì người ta sẽ hiểu là Người có chức vụ, quyền hạn là những người làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hôi, đơn vị vũ trang nhân dân... (mà những cơ quan, tổ chức, đơn vị này sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước) chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý (tài sản có trách nhiệm quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên là tài sản nhà nước) thì phạm tội tham ô tài sản.

    Do đó, từ phân tích trên mà có quan điểm tài sản chiếm đoạt trong tội tham ô tài sản phải là tài sản nhà nước.

     

     

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    binbin879 (12/01/2015)
  • #268817   12/06/2013

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Xin có đôi điều trao đổi về tội phạm chức vụ. Theo quy định của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước của nhà nước năm 2009 và NĐ số 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành thì quy định người thi hành công vụ là: "..." đối chiếu với quy định các tội phạm về chức vụ tại Điều 277 BLHS thì tội phạm do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ. Từ đó, suy ra hai cụm từ này có nghĩa gần như tương đồng, và tôi thấy trong NĐ số 16/2010/NĐ-CP cũng đã chỉ ra phạm vi thi hành công vụ là chỉ xuất hiện ở cơ quan nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    binbin879 (12/01/2015)
  • #457918   18/06/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn. 

    Tiện đây cho mình hỏi là tại sao nếu không thuộc trường hợp tham ô tài sản của công ty thì tại sao không cho người đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì cậu này cũng được công ty giao cho quyền hạn tư vấn bảo hiểm và có thể là lập hợp đồng này để lấy tiền khách hàng. Cậu ta lấy được tiền là thông qua việc được công ty giao cho quyền hạn làm việc đó thì anh ta mới thực hiện được những hành vi lạm dụng quyền hạn với thủ đoạn là lừa đảo để chiếm đoạt tiền từ khách hàng.

    Mong nhận được hồi đáp từ bạn. Cảm ơn nhiều nhé

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 18/06/2017 03:28:59 CH Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 18/06/2017 08:40:18 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #457926   18/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình có tìm hiểu thế này, theo Bộ luật hình sự 2015

    Điều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ

    1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

    2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

    Điều 353. Tội tham ô tài sản

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ...

    Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ...

    Và mình có tham khảo một số bài viết về sự giống và khác nhau giữ hai tội này: 

    1. Giống nhau

    - Hai tội phạm này đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

    - Đều là tội phạm cấu thành vật chất, giá trị tài sản là dấu hiệu định tội bắt buộc đối với hai loại tội phạm này.

    - Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn.

    - Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

    2. Khác nhau

    - Về đối tượng tác động của hành vi

    Tội tham ô tài sản: Phải là tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp (do chức vụ đem lại); và là tài sản của Nhà nước.

    Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Là tài sản của người khác, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

    - Về hành vi khách quan

    Tội tham ô tài sản: Là hành vi của người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để biến tài sản mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân như: sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản với mục đích chiếm đoạt tài sản; hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản.

    Tội lam dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoat tài sản: Là hành vi người phạm tội sử dụng chức vụ như một phương tiện để làm một việc vượt ra ngoài trách nhiệm được giao nhằm chiếm đoạt tài sản như: Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; hoặc lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Sau khi tìm hiểu thì mình vẫn cảm thấy chưa rõ ràng lắm về đối tượng tác động của 2 tội này, liệu có phải là phân biệt tài sản công và tài sản tư? Mọi người cùng chia sẻ thêm nhé!

    Cập nhật bởi thuychichu ngày 18/06/2017 09:49:09 SA kèm link
     
    Báo quản trị |