Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước

Chủ đề   RSS   
  • #615426 20/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19034
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 403 lần


    Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước

    Thị trường KOL Việt Nam đang phát triển rất nhanh, để quản lý KOL hiệu quả, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm từ các thị trường phát triển như Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    (1) KOL là gì?

    KOL (Key Opinion Leader) là thuật ngữ chỉ những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong một lĩnh vực cụ thể, thường là trong marketing, truyền thông hoặc các ngành nghề chuyên biệt.

    Họ thường được xem là những người có uy tín, có khả năng định hình ý kiến và hành vi của người tiêu dùng thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc quan điểm của mình.

    KOL thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, blog, hoặc trong các sự kiện, và họ có thể là chuyên gia, nhà báo, nghệ sĩ hoặc những người nổi tiếng khác.

    Do đó, việc hợp tác với KOL có thể giúp các thương hiệu tăng cường nhận diện và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.

    Một số ví dụ về KOL như:

    - Trong lĩnh vực thời trang: Blogger thời trang, stylist nổi tiếng

    - Trong lĩnh vực làm đẹp: Beauty blogger, chuyên gia trang điểm

    - Trong lĩnh vực ẩm thực: Đầu bếp nổi tiếng, food blogger

    - Trong lĩnh vực công nghệ: Tech reviewer, game thủ chuyên nghiệp

    Tóm lại, KOL là những người có tầm ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng hình ảnh thương hiệu, chủ yếu là trên không gian mạng.

    (2) Vai trò của KOL trong xã hội Việt Nam

    Tại Việt Nam, các KOL hoạt động trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề từ làm đẹp, ẩm thực, du lịch đến chia sẻ kiến thức, trải nghiệm của mình trên các nền tảng mạng xã hội. 

    Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, hiện nay có khoảng 720 KOL đang hoạt động trên địa bàn thành phố, họ là những người ủng hộ các sự kiện truyền thông lớn của TP.HCM, dùng sức ảnh hưởng của mình để thu hút, quảng bá rộng rãi các sự kiện. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc tuyên truyền chính sách, các sự kiện lớn về văn hóa, du lịch, thể thao, các chủ trương lớn của TP.HCM.

    Một số KOL thường xuyên giới thiệu những xu hướng thời trang mới nhất, từ đó tác động đến phong cách ăn mặc của giới trẻ; số khác thì chia sẻ về lối sống, phong cách sống, từ đó ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, du lịch của nhiều người. Việc này làm tăng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và phát triển kinh tế, du lịch nước nhà.

    Ngoài ra, một số KOL phát triển theo hướng tạo ra các nội dung về giáo dục, chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách dễ hiểu cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ.

    Có thể thấy, dựa vào sức ảnh hưởng của mình, KOL có thể giúp cho xã hội phát triển theo một khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, để tránh việc KOL cũng lợi dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá cho những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và đưa ra những thông tin sai lệch, Nhà nước ta đã bước đầu triển khai các công tác quản lý KOL trong nước.

    (3) Tham khảo kinh nghiệm quản lý KOL của Trung Quốc và Hoa Kỳ để quản lý KOL trong nước

    Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị đến Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng KOL tại Việt Nam tại Công văn 3060/BTTTT-PTTH&TTĐT năm 2024.

    Theo đó, sau khi xem xét kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ban hành Công văn 5764/VPCP-KGVX ngày 14/8/2024 để cho ý kiến về kiến nghị trên.

    Trong công văn, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bảo đảm theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao cho các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Công Thương, Tài chính, Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ quản lý hoạt động của các KOL trên không gian mạng theo quy định pháp luật, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

    Theo Phó Thủ tướng đánh giá, việc xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho việc quản lý hoạt động của KOL sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

    Xem chi tiết tại Công văn 5764/VPCP-KGVX ban hành ngày 14/8/2024.

     
    87 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận