Thai nhi có phải “con người”

Chủ đề   RSS   
  • #456657 08/06/2017

    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Thai nhi có phải “con người”

    Về mặt sinh học: Thai nhi đủ tháng là một thai phát triển bình thường trong tử cung có thời gian từ tuần thứ 38 cho đến hết tuần thứ 41(trung bình là 40 tuần nghĩa là 280 ngày). Cấu trúcgiải phẫu gần giốngvà đầy đủ như người lớn. Cơ thể được chia làm ba phần : đầu, thân và chi. Thai nhi đủ tháng có trọng lượng từ 2500 gam trở lên. Các chức năng sinh lý của các cơ quan của cơ thể cơ bản đã trưởng thành và có thể thích ứng với cuộc sống độc lập ngoài cơ thể mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa phải là một con người đúng nghĩa.

    Về mặt pháp luật cũng chưa có quy định chính thức thai nhi là một con người. Tuy nhiên, pháp luật lại có rất nhiều quy định gián tiếp thừa nhận những quyền lợi của một thai nhi như một con người – một chủ thể:

    Luật dân sự tại Khoản 1 Điều 660 “1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.”

    Luật lao động tại Điều 123, Điều 155, Điều 157, Điều 158… quy định về chế độ thai sản và những hạn chế bắt buộc khi xử lý kỷ luật, giới hạn quyền lợi của người sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ mang thai, gián tiếp bảo vệ cả quyền lợi của thai nhi nữa.

    Luật hình sự cũng có rất nhiều quy định tại Điều 36, Điều 40, Điều 51, Điều 123…Bảo vệ trực tiếp quyền lợi của những thai nhi còn chưa chào đời trước những hành vi xâm hại, đồng thời gia tăng khung hình phạt và xác định tình tiết tăng nặng đối với trường hợp xâm phạm đến phụ nữ mang thai.

    Vòng đời của loài người được tính từ lúc hình thành bào thai trong bụng mẹ (khi trứng kết hợp tinh trùng), rồi qua giai đoạn trong bụng thì đến giai đoạn sơ sinh (mới sinh), rồi cứ thế dần dần trở thành thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên, lão niên... Cho nên theo mình ở giai đoạn nào thì sự xuất hiện đều đã là người! 

    Liệu có phải đã đến lúc không còn “gián tiếp” mà phải “trực tiếp” bảo vệ các quyền lợi của một thai nhi nhưng trước hết có nên giải quyết vấn đề xác định thai nhi là chủ thể nào để bảo vệ? Liệu có phải vì chưa xem thai nhi là một “con người” nên mới  chưa được bảo vệ đúng nghĩa? Trước khi bảo vệ các quyền lợi vật chất liệu có nên bảo vệ đầu tiên cái gọi là “quyền sống” “quyền làm người” hay không?

     

     

    Cập nhật bởi giangmoom ngày 08/06/2017 08:58:25 CH Cập nhật bởi giangmoom ngày 08/06/2017 08:57:35 CH
     
    20449 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    huynhthu95 (17/06/2017) ntqn1993 (08/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456661   08/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Vụ việc chị Nguyễn Thu N. bị Võ Văn T. đạp ngã dẫn tới bị hỏng thai để cướp tài sản của chị N. 

    ý kiến thứ 1: Tội giết người  -  Nếu như T. không thực hiện hành vi của mình thì cháu bé trong bụng chị N. sẽ ra đời và trưởng thành như một người bình thường. Do đó hành vi của Võ Văn T. làm chị N. sảy thai đồng nghĩa với việc đã xâm phạm đến quyền được sống của bào thai đó. Do vậy, cần phải xử lý T. về hành vi giết người.

    ý kiến thứ 2: Tội có ý gây thương tích -  Hành vi đạp xe máy để cướp tài sản của Võ Văn T. làm cho chị N. bị hỏng thai tức là đã đã cố ý làm tổn hại đến sức khỏe của chi T. Người phụ nữ đang mang thai là người không có khả năng hoặc hạn chế khả năng tự vệ, chỉ cần có tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, gây nguy hiểm đối với thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

    ý kiến thứ 3: Tội cướp tài sản  - mục đích ban đầu của T. chỉ là cướp tài sản của chị N. Quá trình cướp tài sản T. đã sử dụng vũ lực để đạt được mục đích của mình. Do đó việc chị N. đang có thai và bị sảy thai là hệ quả của hành động dùng vũ lực của T. để cướp tài sản chị N. Theo quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến tội cướp tài sản, nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Vấn đề nan giải nằm ở chổ khách thể bị xâm hại là...mới có thể điều chỉnh được chứ???

    Cập nhật bởi giangmoom ngày 08/06/2017 08:56:10 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (08/06/2017)
  • #456685   08/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Có một sự vô lý không nhẹ ở đây nhỉ:(Tại sao chỉ bảo vệ quyền lợi về tài sản của thai nhi mà không bảo vệ quyền lợi về nhân thân. Mỗi khi mình xem những tin tức như thế này hoặc những tin về thai nhi bị phá mình lại thấy sợ, không biết khi nào mới có luật bảo vệ quyền của thai nhi từ lúc còn trong bụng mẹ

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #461086   14/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    ntqn1993 viết:

    Có một sự vô lý không nhẹ ở đây nhỉ:(Tại sao chỉ bảo vệ quyền lợi về tài sản của thai nhi mà không bảo vệ quyền lợi về nhân thân. Mỗi khi mình xem những tin tức như thế này hoặc những tin về thai nhi bị phá mình lại thấy sợ, không biết khi nào mới có luật bảo vệ quyền của thai nhi từ lúc còn trong bụng mẹ

    Mình đồng tình với quan điểm của bạn, bởi theo mình nghĩ không ai có quyền tước đọat đi quyền được sống của ai hết, đặc biệt là chính là gia đình của mình, nên tôn trọng quyền được sống của những thai nhi, bởi vì không phải tự nhiên một sinh linh được sinh ra và cho dù được hình thành bởi sự vô trách nhiệm, vô tình của những người nào đó, thì quyền sống của các em vẫn phải được tôn trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #457873   17/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình nghĩ cần có quy định trực tiếp bảo vệ thai nhi, vì thai nhi cũng là một thực thể sống, tuy vẫn chưa độc lập thành một cá thể riêng biệt nhưng thai nhi cũng như người bình thường, cũng cảm nhận được tác động từ bên ngoài, cũng có thể bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, và sớm hay muộn gì cũng được sinh ra và trở thành con người thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (17/06/2017)
  • #457886   17/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    huynhthu95 viết:

    Mình nghĩ cần có quy định trực tiếp bảo vệ thai nhi, vì thai nhi cũng là một thực thể sống, tuy vẫn chưa độc lập thành một cá thể riêng biệt nhưng thai nhi cũng như người bình thường, cũng cảm nhận được tác động từ bên ngoài, cũng có thể bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, và sớm hay muộn gì cũng được sinh ra và trở thành con người thôi.

    Mình cũng cho rằng nên có một quy định mang tính cụ thể hơn khẳng định vị trí của thai nhi dù cho ở bất kỳ giai đoạn nào thì đây cũng đã là một "thực thể sống". không thể vì "thực thể sống" này cho có ích, chưa nói, chưa làm...vẫn đang phụ thuộc mà lại bỏ ngoài rìa sự bảo vệ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    huynhthu95 (18/06/2017)
  • #457911   18/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Mình cũng nghĩ rằng cần bảo vệ thai nhi, cũng cần có quy định về hình phạt đối với hành vi giết thai như như hành vi giết người. Vì theo hiến pháp, ai cũng có quyền được sống và quyền đó phải được phát sinh ngay từ khi là bào thai. 

     
    Báo quản trị |  
  • #457927   18/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Theo mình, nếu xét về mặt sinh học trong các vụ án như bạn nêu trên thì không phù hợp lắm. Bởi thai nhi giống như "tài sản hình thành trong tương lai" (mình chỉ nói là tương tự), nếu nói việc giết thai nhi không phải là giết người thì rất vô lý và vô tình, thậm chí là không phù hợp với đạo đức. Pháp luật nước ta cũng đã có cái nhìn bảo vệ thai nhi như bạn nói, tuy nhiên cần có quy định điều riêng về hành vi giết thai nhi là hành vi giết người (trong trường hợp cố ý làm hư thai, hỏng thai, sẩy thai với mục đích loại bỏ thai nhi). Còn trường hợp vì có chủ ý tác động đến người mẹ, bất chấp họ đang có thai và gây nguy hiểm đến thai thì xem đó là tình tiết đặc biệt nghiêm trọng là hợp lý!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    giangmoom (18/06/2017)
  • #457957   18/06/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Theo như tôi thấy thì quá trình hình thành và phát triển trong hơn 9 tháng nằm trong bụng mẹ là quá trình lớn lên và tăng trưởng của một một con người cả về thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy cũng cần phải có những quy định để bảo vệ thai nhi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (18/06/2017)
  • #457968   18/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Theo mình nghĩ thai nhi cũng là " con người ". Đã là con người thì có quyền được sống, được bảo vệ. Thế nhưng theo quy định của pháp luật thai nhi chỉ có quyền được chia di sản thừa kế mà không được bảo vệ. Vẫn còn nhiều tình trạng phá thai, vì thế mình nghĩ nên có quy định bảo vệ thai nhi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    giangmoom (18/06/2017)
  • #457994   18/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Chào cậu.

    Hiện tại ở nước ta mình thấy có 3 quan điểm về quyền sống của thai nhi. thứ nhất đó là thai nhi có quyền sống kể từ khi thu tinh thành công, thứ 2 quyền sống của thai nhi bắt đầu từ khi hình thành phôi thai, và quan điểm thư 3 là quyền sống của thai nhi có từ khi đứa bè chào đời. 

    Và về mặt pháp luật của nước ta hiện nay chưa có văn bảo nào quy định cụ thể quyền của thai nhi bắt đầu từ lúc nào, nên miến nhiên mọi người đều hiểu theo quan điểm thứ 3 là quyền sống của thai nhi bắt đầu từ khi chào đời. về mặt pháp luật là vậy.

    Còn về đạo đức xã hội thì mọi người lại cho rằng khi thu tinh thành công thì xem đó là một cá thể của gia đình.

    Việc hiểu theo quan điểm thứ 3 thai nhi có quyền sống từ khi chào đời, thì việc người mẹ nạo phá thai là không vi phạm pháp luật (trừ một số trường hợp được bác sỹ chỉ định). Theo quan điểm cá nhân của mình thì thai nhi cũng có quyền sống và được bảo vệ và cần có những ràng buộc pháp lý chặt chẽ để bảo vệ thai nhi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #532628   06/11/2019

    Truongtuankha
    Truongtuankha

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phá thai

    Em và bạn gái trên 18 tuổi và đã lở có con với nhau . Tuần nay em đi khám con em đã 11 tuần , gia đình bên em cũng đã sắp xếp lên để hỏi cưới nhà gái . Nhưng những người bên nhà gái bắt bạn gái em phá đứa nhỏ . Vậy có vi phạm quyền được sống còn và bảo vệ của thai nhi không ?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Truongtuankha vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/11/2019)