Thắc mắc về việc ai phải chịu tiền bồi thường thiệt hại?

Chủ đề   RSS   
  • #576974 10/11/2021

    LuuCongDinh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hải Phòng
    Tham gia:14/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về việc ai phải chịu tiền bồi thường thiệt hại?

    Chào các bạn.Cho mình hỏi chút về bồi thường thiệt hại sau.

    Mình làm nghề lái xe taxi, xe của mình bị một đối tượng đập phá kính, làm vỡ kính trước và một số chỗ nữa ( tổng thiệt hại ước tính gần 4 triệu đồng) .mình có làm đơn lên công an và công đã tạm giữ xe mình điều tra.thời gian giữ xe đã gần 1 tháng .Mình có hỏi khi nào được trả xe thì công an trả lời đọi định giá xong thì mới làm thủ tục trả .Do mình làm nghề lái xe mà xe là phương tiện kiếm sống duy nhất .Vậy người phá hoại tài sản của tôi có phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho tôi trong thời gian tôi ko có xe đi làm ko.  

    kính mong mọi người giúp đỡ.

     
    1409 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuuCongDinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578014   15/12/2021

    Thắc mắc về việc ai phải chịu tiền bồi thường thiệt hại?

    Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, người gây thiệt hại đến tài sản của người khác có trách nhiệm phải bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 như sau: thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

    Theo đó, trường hợp xe của Anh bị một đối tượng đập phá kính, làm vỡ kính trước và một số chỗ nữa với tổng thiệt hại ước tính gần 4 triệu đồng thì Anh có quyền yêu cầu người này phải bồi thường thiệt hại cho mình.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 589 BLDS 2015, thiệt hại về tài sản gồm có các trường hợp sau:

    - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

    - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

    - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Như thông tin Anh cung cấp, chiếc xe là phương tiện kiếm sống duy nhất của Anh, khi bị cơ quan điều tra tạm giữ thì Anh bị mất đi nguồn thu nhập từ việc lái taxi kiếm sống, do đó, ngoài chi phí sửa chữa, thiệt hại của chiếc xe thì Anh còn có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường về thu nhập bị mất trong thời gian xe bị tạm giữ để điều tra nếu Anh chứng minh được chiếc xe là nguồn thu nhập duy nhất của mình.

    Trên đây là quan điểm của mình đối với vấn đề bạn chia sẻ, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn soodaugo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2021)