Thắc mắc về vấn đề thu giữ tang chứng, vật chứng

Chủ đề   RSS   
  • #501777 10/09/2018

    Phamhue9595

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về vấn đề thu giữ tang chứng, vật chứng

    Chào cả nhà. Mọi người cho e hỏi chút là nhà e bắt được con trộm và đã bảo nó giao ra hết máy tính, điện thoại,...(những đồ mà con trộm ăn cắp). Đến khi công an đến thì họ đưa con trộm đi và cũng lấy hết máy tính, điện thoại,...(những đồ mà con trộm ăn cắp) để làm vật chứng. Giờ đã 1 tuần rùi mà họ bảo còn lâu mới trả lại máy tính, điện thoại,... Vậy mọi người cho e hỏi như thế có được ko ạ?

    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.

    Trân trọng cảm ơn!

    Cập nhật bởi Phamhue9595 ngày 10/09/2018 10:37:00 SA Cập nhật bởi Phamhue9595 ngày 10/09/2018 10:28:51 SA Cập nhật bởi Phamhue9595 ngày 10/09/2018 10:23:56 SA
     
    5717 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phamhue9595 vì bài viết hữu ích
    MayDuong (13/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501785   10/09/2018

    ls.nthanhtu
    ls.nthanhtu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn Phamhue9595,

    Vấn đề bạn hỏi tôi tư vấn như sau:

    1.Quy định về vật chứng theo BLTTHS 2015:

         “Điều 89. Vật chứng

         Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”

         Như vậy, những vật nào được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án đều sẽ được coi là vật chứng. 

    2. Quy định về vấn đề xử lý vật chứng theo BLTTHS 2015: 

         “Điều 106. Xử lý vật chứng

         Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

         1. Vật chứng được xử lý như sau:

        a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

         b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà cóthì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

         c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

        2. Trong quá trình điều tra; truy tố; xét xử; cơ quan; người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

         a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

         b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

         c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

         d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

         3. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

         Như vậy, bên cạnh việc định tội, vấn đề xử lý vật chứng cũng là một chế định quan trọng. Theo quy định tại Điều 106, vật chứng có thể bị xử lý theo các cách như: bị tịch thu; nộp ngân sách nhà nước; bị tiêu hủy; trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; bán.

          Trường hợp bạn hỏi, không rõ là các tài sản (máy tính, điện thoại...) là người ăn trộm lấy ở nơi khác hay tài sản đó là của nhà bạn. Theo cách bạn hỏi, nhiều phần tài sản đó là của nhà bạn, thì:

           Hiện tại, chưa có quy định về thời gian cụ thể cơ quan điều tra được phép giữ vật chứng bao lâu, trong trường hợp để phục vụ cho quá trình điều tra thì cơ quan điều tra vẫn có quyền giữ. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh, điều tra, cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định trả lại vật chứng là các tài sản (máy tính, điện thoại...) cho bạn (nếu bạn là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản này) nếu xét thấy không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án.

           Do đó, trường hợp bạn muốn nhận lại số tài sản trên thì có thể làm đơn yêu cầu gửi cơ quan điều tra để được xem xét. Trên cơ sở đơn yêu cầu, cơ quan điều tra nếu xét thấy vật chứng  không ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án thì sẽ thực hiện giao trả tài sản cho bạn.

           Trên đây là tư vấn của tôi về vấn đề bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua email hoặc điện thoại trực tiếp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls.nthanhtu vì bài viết hữu ích
    Phamhue9595 (11/09/2018)
  • #501831   11/09/2018

    Phamhue9595
    Phamhue9595

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Vâng e cảm ơn ạ !

     
    Báo quản trị |