Tình huống 1: Bồi thường thiệt hại hàng hóa vận chuyển
Trong tình huống này, Cty B đã giao hàng đúng thời hạn tuy nhiên bên A không đến nhận - không nêu rõ lý do đến nhận- lỗi là do bên A và Bên A chịu mọi hậu quả do việc không nhận hàng đúng thời hạn bao gồm hư hỏng nếu có và phí lưu giữ hàng hóa cho đến khi A nhận hàng.
Tình huống xảy ra là ngay sau ngày giao hàng toàn bộ số hàng trên bị mưa ướt, bạn đặt vấn đề Bên B có được giải phóng trách nhiệm do trường hợp bất khả kháng hay không? Nếu trong hợp đồng có quy định trường hợp bất khả kháng thì bên B không phải bồi thường, còn nếu không Bên B cũng chịu một phần trách nhiệm bảo quản hàng hóa không tốt dẫn đến hàng hóa bị mưa ướt.
Tình huống 2: Trách nhiệm bảo hành hàng hóa
Bạn phải xác định HĐ mua bán dây chuyền chế biến thực phẩm này có điều khoản bảo hành 12 tháng, do vậy bên A lỗi hoàn toàn do không bảo hành khi bên B có thông báo về sự cố hư hỏng phải ngừng sản xuất mà bên A vẫn không cử người đến sửa chữa. Bên B có quyền thuê người đến sửa chữa khắc phục sự cố, mọi chi phí Bên B có quyền yêu cầu bên A thanh toán lại. Nếu Bên A không thanh tóan chi phí bảio hành này và bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất 200 triệu đồng, bên B có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Tình huống 3: Quyền chuyển nhượng vốn góp
Theo nguyên tắc việc chuyển nhượng vốn góp sẽ do người chuyển nhượng thông báo cho các thành viên còn lại về việc xin chuyển nhượng vốn góp của mình để các thành viên có thể mua lại phần vốn góp này, nếu không mua thì có thể chuyển nhượng cho người bên ngoài mua để trở thành thành viên mới của Cty HD. Các thành viên còn lại đều đồng ý, riêng B không đồng ý - B phải nêu lý do hợp lý mà theo Luật doanh nghiệp quy định như thời hạn tối thiểu duy trì vốn góp, quyền ưu tiên mua lại phần vốn chuyển nhượng của thành viên còn lại. Nếu Bên A chuyển nhượng cho N là bạn mình để trở thành thành viên mới mà không được sự đồng ý của các thành viên còn lại thì không được. Có thể nhờ Sở Kế họach đầu tư cử đại diện để hòa giải hoặc giải quyết các vấn đề tranh chấp nếu có, nếu không có quyền khởi kiện tranh chấp quyền lợi của các thành viên ra Tòa án.
Tình huống 4: Trách nhiệm của thành viên Cty TNHH
Khi Điều lệ Cty chưa thông qua và chưa có Giấy CNĐKKD, các bên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản của mình như việc xe tải của ai gây tai nạn thì chủ xe là thành viên nào chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân và điều chỉnh theo luật dân sự. Các thành viên còn lại chưa là thành viên chính thức cty nên họ không có trách nhiệm nào đối với tai nạn này.
Tình huống 5: Trách nhiệm kiểm định hàng hóa.
Trường hợp nếu có bão gây là sự kiện bất khả kháng làm thiệt hại hàng hóa vận chuyển thì dược miễn trừ trách nhiệm nếu bên bị ảnh hưởng có thông báo cho bên kia biết và áp dụng các biện pháp để hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra cho bên kia.
OMIC và VINACONTROL là hai đơn vị thẩm định do hai bên chọn ra để kiểm hàng nơi di và nơi đến và giám sát hàng hóa vận chuyển.
Đơn vị vận chuyển mà đại diện là thuyền trưởng nếu tự ý dỡ hàng, không thông báo cho người giám sát OMIC thì các bên có quyền điều tra và xác minh lỗi dỡ hàng làm mất mát hàng hóa và đòi thuyền trưởng( bên vận tải) bồi thường thiệt hại nếu có. Việc này sẽ do Tòa án sẽ xem xét nếu các bên cung cấp chứng cứ làm rõ lổi của bên vận tải.