Thắc mắc về tạo các ban trong an toàn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #545020 30/04/2020

    chanhnguyenchanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về tạo các ban trong an toàn lao động

    Doanh nghiệp mình mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác, trồng cây xanh, hàn, tiện, lao động khoảng 80 người không biết phải bố trí các ban này như thế nào? Mình có tham khảo Luật an toàn vệ sinh lao động nhưng vẫn chưa rõ lắm. Mong được hỗ trợ từ các bạn.

     
    980 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #545026   30/04/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


     Thứ nhất, đơn vị anh cần thành lập bộ phận an toàn, vệ sinh lao động. Về cách tổ chức bộ phận này anh tham khảo Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP (hướng dẫn cho Điều 72 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

    Như anh trao đổi thì đơn vị anh có 80 lao động do đó sẽ áp dụng theo Khoản 2 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP theo đó anh phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách phải đáp ứng một trong ác điều kiện sau:

    - Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;

    - Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

    - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

    - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

     Thứ hai, vể tổ chức bộ phận y tế, để tổ chức bộ phận này anh cần tuân thủ Điều 73 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

    Doanh nghiệp anh có hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường do đó áp dụng Khoản 1 và Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP doanh nghiệp anh phải bố trí 1 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp (người này phải đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 3 Điều này), nếu không bố trí trí được thì đơn vị phải kí hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo Khoản 4 Điều này, sau đó tiến hành thủ tục thông báo cho Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính  theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định.

    Thứ ba, mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc, việc thành lập và quy chế hoạt động do. người sử dụng lao động quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Anh tham khảo toàn văn Điều 73 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015để rõ hơn anh nhé.

    Thứ tư,  Tổ chức lực lượng ứng cứunếu nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động

    Theo Điều 79 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 nếu nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.  Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.

    Về việc xây dựng và tổ chức lực lương  sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc anh tham khảo Chương II Thông tư 19/2016/TT-BYT(từ Điều 5 đến Điều 9). Về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động anh tham khảo Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH để xác định ạ.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động,  đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động,  kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động anh tham khảo từ Điều 76 đến Điều 81 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

     

     

     
    Báo quản trị |