Tình cờ rảnh rỗi lục lọi trong mớ câu hỏi trên Dân Luật, mình thấy có câu hỏi này:
Rồi mình thử tìm các quy định pháp luật về việc bảo vệ người lao động thoát khỏi tình trạng bị quấy rối tình dục thì thấy một thực tế sau:
Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đều điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục.
Như vậy, trong trường hợp, người lao động A quấy rối tình dục người lao động B, hoặc như trường hợp trong hình trên thì Bộ luật lao động có điều chỉnh vấn đề này hông?
Thực tế, quấy rối tình dục là vấn đề nhạy cảm, nhiều trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục (được hiểu là các hành vi sờ soạng, gạ gẫm, ...theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục) nhưng lại không dám phản kháng, đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bản thân.
Một mặt là vì bản thân người lao động đó họ cần công việc để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của họ, mặt khác vì tâm lý e ngại, sợ danh tiếng không hay nên họ chẳng dám đấu tranh mạnh mẽ.
Kết quả là rất ít trường hợp việc này trên thực tế được đem ra để giải quyết, đồng thời có phải quy định về pháp luật lao động chưa thực sự có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp phát sinh bên cạnh trường hợp bị người sử dụng quấy rối tình dục?
Mấy bạn Dân Luật có “cao kiến” gì về việc xử lý tình huống này hông? Nếu có thì chia sẻ cho mình và mọi người biết với nhé..
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 30/09/2015 11:13:03 SA