Thắc mắc về quấy rối tình dục theo Bộ luật lao động

Chủ đề   RSS   
  • #400959 30/09/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Thắc mắc về quấy rối tình dục theo Bộ luật lao động

    Tình cờ rảnh rỗi lục lọi trong mớ câu hỏi trên Dân Luật, mình thấy có câu hỏi này:

    Rồi mình thử tìm các quy định pháp luật về việc bảo vệ người lao động thoát khỏi tình trạng bị quấy rối tình dục thì thấy một thực tế sau:

    Bộ luật lao động 2012Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đều điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

    Trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục.

    Như vậy, trong trường hợp, người lao động A quấy rối tình dục người lao động B, hoặc như trường hợp trong hình trên thì Bộ luật lao động có điều chỉnh vấn đề này hông?

    Thực tế, quấy rối tình dục là vấn đề nhạy cảm, nhiều trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục (được hiểu là các hành vi sờ soạng, gạ gẫm, ...theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục) nhưng lại không dám phản kháng, đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bản thân.

    Một mặt là vì bản thân người lao động đó họ cần công việc để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của họ, mặt khác vì tâm lý e ngại, sợ danh tiếng không hay nên họ chẳng dám đấu tranh mạnh mẽ.

    Kết quả là rất ít trường hợp việc này trên thực tế được đem ra để giải quyết, đồng thời có phải quy định về pháp luật lao động chưa thực sự có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp phát sinh bên cạnh trường hợp bị người sử dụng quấy rối tình dục?

    Mấy bạn Dân Luật có “cao kiến” gì về việc xử lý tình huống này hông? Nếu có thì chia sẻ cho mình và mọi người biết với nhé..

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 30/09/2015 11:13:03 SA
     
    8411 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #400967   30/09/2015

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/10420/bo-quy-tac-ung-xu-ve-quay-roi-tinh-duc-tai-noi-lam-viec

     

    bộ quy tắc này phối hợp giữa ILO và bộ LĐTBXH - chỉ mang tính chất tham khảo thôi

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huannguyen90 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (30/09/2015)
  • #400969   30/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Đúng là Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục này chỉ mang tính chất tham khảo thôi, nhưng ý mình là có cách nào xử lý trường hợp trên theo đúng quy định pháp luật hông?

     
    Báo quản trị |  
  • #400976   30/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Muốn xử đúng theo quy định pháp luật thì quy định các hành vi được xem là quấy rối tình dục vào Nội quy lao động, nếu vi phạm thì "trảm" thôi!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (30/09/2015)
  • #400979   30/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Nhưng ngoài việc quy định Nội quy lao động, còn có cách nào khác hông bạn khoathads, vì thực tế, mình nghĩ các công ty không dại dột gì mà đuổi việc những kẻ đi quấy rối tình dục người khác, cùng lắm là trừ lương, hoặc cảnh cáo, kỷ luật gì gì đó. Hoặc như trường hợp đối tác làm ăn của công ty có hành vi này thì xử lý thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #400984   30/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    shin_butchi viết:

    Nhưng ngoài việc quy định Nội quy lao động, còn có cách nào khác hông bạn khoathads, vì thực tế, mình nghĩ các công ty không dại dột gì mà đuổi việc những kẻ đi quấy rối tình dục người khác, cùng lắm là trừ lương, hoặc cảnh cáo, kỷ luật gì gì đó. Hoặc như trường hợp đối tác làm ăn của công ty có hành vi này thì xử lý thế nào?

    Khi xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có căn cứ vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (có quy định trong nội quy) để xem xét và có thể xử lý hành vi này ở mức độ nhẹ hơn, không cần sa thải nhưng vẫn đảm bảo tính răn đe. Và điều bắt buộc là "bị hại" phải khiếu nại hành vi này và có bằng chứng cụ thể (nhân chứng, camera ghi hình...). Trường hợp là đối tác thì không thể xử lý kỷ luật vì không phải là người của công ty, tuy nhiên nếu làm quá thì có thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" (điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) hoặc có dấu hiệu của hình sự thì yêu cầu khởi tố vụ án...Tuy nhiên, những hành vi quấy rối tình dục phải được ghi hình hoặc làm có người làm chứng thì mới có cơ sở xử lý, nhưng thường thì các hành vi này diễn ra rất nhanh, ít người thấy và chỉ có nạn nhân và người thực hiện hành vi biết nên rất dễ bị thoái thác. Nếu là đối tác thì thường người sử dụng lao động đứng ra giải quyết cho êm thấm bằng cách thuyết phục nhân viên mình bỏ qua, hoặc đối tác chỉ cần câu xin lỗi cho xong chuyện, đôi khi cũng có một số xếp vì phụ thuộc đối tác nên không bảo vệ cho nhân viên mình (hy sinh cái "nhỏ" để được cái "lớn")...Nói tóm lại người bị quấy rối tình dục nên có những biểu hiện tích cực trong việc phản đối hành vi này để cho đối tượng quấy rối từ bỏ mục đích, nếu im lặng thì dần dà sẽ bị tấn công nhiều hơn và đôi khi trở thành nạn nhân của những vụ cưỡng dâm, hiếp dâm....!

     
    Báo quản trị |  
  • #400997   30/09/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi đọc các bài tham luận của các bạn thấy hình như là chưa đi sát trọng tâm chủ đề đưa ra thì phải.

    Tình huống đưa ra ở đây là người lao động bị quấy rối tình dục (chủ thể quấy rối tình dục là đối tác của đơn vị chứ không phải là người của đơn vị) nên đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vậy cách giải quyết vụ này thế nào cho đúng luật? Người lao động này có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo điểm c khoản 1 điều 37 BLLĐ hay không?

    Tôi cũng đang phân vân cách giải quyết việc này, nó ở đây. Các bạn cho ý kiến tiếp nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (30/09/2015)
  • #400998   30/09/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1903 lần


    Mình cũng có vấn đề thắc mắc như bạn, thế nhưng đó là mục tư vấn của luật sư nên chúng ta không thể trao đổi nhiều ở đó được, vì thế mình mới tạo topic này, rất mong các bạn Dân Luật cùng chia sẻ ý kiến

     
    Báo quản trị |  
  • #401007   30/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Trong trường hợp nhờ tư vấn thì:

    - Nếu là HĐ không xác định thời hạn thì có quyền đơn phương chấm dứt và phải bảo trước 45 ngày;

    - Nếu là HĐ có thời hạn thì có thể vận dụng điểm c khoản 1 Điều 37 Luật lao động để đơn phương chấm dứt HĐ. Tuy nhiên, phải có bằng chứng cụ thể về việc bị quấy rối tình dục (bất kể ai, miễn là trong quá trình lao động). Thực tế thì nguyên nhân xin đơn phương do quấy rối tình dục rất mơ hồ (khó có bằng chứng cụ thể) nên dễ bị người sử dụng lao động không chấp thuận. Do đó để đơn phương chấm dứt đúng luật thì người lao động phải có lý do chính đáng (có thể áp dụng điểm d khoản 1 Điều 37) hoặc cố "chịu đấm ăn xôi" để chờ đến khi hợp đồng hết hạn rồi nghỉ việc.

     
    Báo quản trị |