Thắc mắc về lĩnh vực y tế, giáo dục

Chủ đề   RSS   
  • #39047 29/07/2009

    huyhngoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về lĩnh vực y tế, giáo dục

    Xin chào ban tư vấn,
     
    Xin vui lòng trả lời giúp tôi các câu hỏi sau:
    - Có sự phân biệt giữa y sĩ và bác sĩ y học cổ truyền về các vấn đề sau không?
      + Bán thuốc
      + Sản xuất thuốc
      + Bốc thuốc chữa bệnh
    (Ví dụ,  bác sĩ được quyền bán/sản xuất/bốc mọi loại thuốc còn y sĩ thì chỉ được phép bán/sản xuất/bốc một số loại thuốc nào đó thôi)
     
    - Tôi dự định xin các giấy tờ cần thiết để bán thuốc đông y dạng phiến và thành phẩm (tôi là y sĩ và đã đủ điều kiện để được cấp giấy). Vậy sau khi đã có các giấy tờ cần thiết thì tôi được phép bán lẻ, bán sĩ và có thể đăng ký đấu thầu bán thuốc cho các bệnh viện? Nếu không thì tôi cần phải có các điều kiện nào?
     
    - Giả sử tôi (y sĩ y học cổ truyền) được phép kinh doanh thuốc phiến và thuốc thành phẩm theo hình thức cá thể. Vậy tôi có được quyền bốc thuốc phiến để bán (không theo đơn thuốc) không? Nếu sau này tôi muốn mở thêm phòng chẩn trị y học cổ truyền thì có được không? Nếu không được thì tôi phải hủy giấy phép kinh doanh thuốc trước sau đó mới xin các giấy tờ cần thiết để mở phòng chẩn trị y học cổ truyền. Tôi hiểu như vậy có đúng không?
     
    - Giả sử tôi đang bán thuốc phiến và thuốc thành phẩm. Sau đó tôi muốn đi học lên bác sĩ y học cổ truyền. Vậy tôi có được phép xin tạm nghĩ việc bán thuốc một thời gian (để khỏi phải đóng thuế) để sau khi học xong thì về bán tiếp?
     
    Xin cám ơn nhiều,
     
    Huy
    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 02:02:30 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:33:05 AM
     
    7130 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #39048   29/07/2009

    LawSoft02
    LawSoft02

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 731
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    mình xin trả lời những câu hỏi của bạn như sau :

    1/. tại Điều 42 Luật Dược số 34/2005/QH11 quy định về Bán thuốc đông y và thuốc từ dược liệu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì

    Bác sĩ đông y, y sĩ đông y, lương y đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bán lẻ thuốc đông y và thuốc từ dược liệu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

    như vậy không có sự phân biệt giữa y sĩ và bác sĩ y học cổ truyền về các vấn đề

      + Bán thuốc
      + Sản xuất thuốc
      + Bốc thuốc chữa bệnh

     

    2/.Điều 26. Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc

    a) Nhà thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm; pha chế thuốc theo đơn;

    b) Quầy thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm;

    c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu;

    d) Tủ thuốc của trạm y tế được bán thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho tuyến y tế cấp xã;

    đ) Các cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

    như vậy bạn không được được quyền bốc thuốc phiến để bán (không theo đơn thuốc)

    3/. tại mục 3 phần VI thông tư số 07/2007/TT-BYT về

    HƯỚNG DẪN VỀ HÀNH NGHỀ Y, Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TƯ NHÂN thì

      Phạm vi hành nghề đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền:

    a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo đúng phạm vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; Trường hợp nếu có sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt thì phải có đủ điều kiện quy định tại điểm c, khoản 4.1 mục VI của Thông tư này;

    b) Người hành nghề bằng bài thuốc thuốc gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền đó;

    c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;

    d) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;

    đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán…) thì phải đăng ký với Sở Y tế về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở, trang thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

     

    như vậy bạn vẫn được phép mở phòng chẩn trị y học cổ truyền và  khi đó bạn đã có thể bán thuốc tại cơ sở của mình nên bạn có thể hủy giấy đăng ký kinh doanh thuốc trước đó nếu thấy cần thiết.


    Cập nhật bởi navelvu ngày 19/03/2010 11:33:49 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #39074   16/03/2009

    Phapluat123456789
    Phapluat123456789

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạy kèm tại nhà.(Vấn đề Dạy thêm - Học thêm)

    Xin chào!
    Hiện nay mình là một giáo viên, vì chỉ mới ra trường nên khả năng tài chính còn hạn chế do đó ban đầu mình chỉ muốn nhận dạy kèm tại nhà với số phòng học là 4 và mỗi phòng là 10 HS. Hình thức hoạt động là nhận dạy kèm cấp 2, 3, riêng lớp 12 thì luyện thi tốt nghiệp  và chuẩn bị thi ĐH, có sự thuê thêm giáo viên dạy. Mình muốn hỏi là nếu như mình tổ chức dạy kèm tại nhà với hình thức như trên thì có cần xin giấy phép hay không? Nếu có thì xin ở đâu và nói rõ hơn cho mình biết những quy định đó hay không?
    Mình chân thành cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #39075   16/03/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Mời bạn tham khảo văn bản này

    #ccc" align="left">Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    ******

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    **************

    Số: 03/2007/QĐ-BGDĐT

    Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2007

     

    QUYẾT ĐỊNH

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM

    BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về dạy thêm, học thêm”.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Văn Vọng

     

    QUY ĐỊNH

    VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2007/QĐ-BGDĐT  ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

    Chương 1:

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Dạy thêm học thêm được đề cập trong Quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Văn bản này quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm.

    2. Văn bản này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm.  

    Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm

    1. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.

    2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định miễn giấy phép.

    3. Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

    Điều 3. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm

    1. Đối với các trường dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong các buổi học tại trường.

    2. Không dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

    3. Cơ sở giáo dục đại học không tổ chức dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó.

    Chương 2:

    DẠY THÊM HỌC THÊM TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ DẠY THÊM HỌC THÊM NGOÀI NHÀ TRƯỜNG

    Điều 4. Dạy thêm học thêm trong nhà trường

    1. Dạy thêm học thêm trong nhà trường là dạy thêm học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện.

    2. Dạy thêm học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy thêm cho những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh lớp 12. Khi mở lớp dạy thêm, phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Điều 5. Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường

    1. Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm học thêm do các tổ chức khác, ngoài các tổ chức nói tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này, hoặc cá nhân thực hiện.

    2. Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở lớp dạy thêm phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học bảo đảm yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Chương 3:

    TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DẠY THÊM HỌC THÊM

    Điều 6. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện

    1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về dạy thêm học thêm; cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cho sở giáo dục và đào tạo cấp giấy phép dạy thêm. 

    Trong văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, phải quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh;

    - Thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép và thu hồi giấy phép dạy thêm; các trường hợp được miễn cấp giấy phép dạy thêm.

    - Điều kiện bảo đảm chất lượng dạy thêm học thêm (tiêu chuẩn người dạy, cơ sở vật chất, số lượng học sinh của mỗi lớp, địa điểm dạy thêm);

    - Mức thu và sử dụng tiền học thêm;

    - Khen thưởng và xử lý vi phạm.

    2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi

    chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện theo quy định tại văn bản này và quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm. 

    Điều 7. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo

    1. Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực của quy định về dạy thêm học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

    2. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm để quản lý.

    Điều 8. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác

    Hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác nói tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này chịu trách nhiệm:

    1. Tổ chức và quản lý dạy thêm học thêm trong nhà trường, bảo đảm quyền lợi của người học; kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do trường mình quản lý. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm học thêm.

    2. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

    Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm ngoài nhà trường

    1. Thực hiện các quy định tại văn bản này và các quy định khác về hoạt động giáo dục. Trước khi thực hiện dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy.

    2. Quản lý người học và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện.  

    Chương 4:

    THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

    Điều 10. Thanh tra, kiểm tra

    Hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.

    Điều 11. Khen thưởng

    Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm học thêm và được các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

    Điều 12. Xử lý vi phạm

    1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ­CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

    2. Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

    3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #38985   03/02/2009

    ndduong72
    ndduong72

    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đổi tên trường

    Xin nhờ tư vấn dùm trường hợp sau:
    Hiện tại ở huyện tôi có 01 Trường THCS của xã. Thời gian qua được Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ hỗ trợ nguồn vốn xây dựng mởi rộng cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho học sinh học bán, nội trú.
    Vì vậy Trường THCS nêu trên muốn chuyển đổi tên thành Trường THCS Bán trú.
    Rất mong quý vị tư vấn giúp về thủ tục để chuyển đổi tên trường? thẩm quyền quyết định đổi tên trường?
    Xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #38986   03/02/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Câu hỏi của bạn đã khá lâu, nhưng chắc do bận tết nên không ai trả lời, tôi xin mạn phép trả lời như sau:
    Câu hỏi của bạn liên quan đến 3 văn bản:
    - Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003
    - Luật GD Năm 2005
    - Nghị định Số 75/2006/NĐ-CP Thi hành luật Giáo dục năm 2005
     Sau khi căn cứ vào các văn bản trên cho thấy
    Tại điều điểm a, khoản 1 Điều 51 Luật giáo dục quy định:
     Điều 51. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
    1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
    a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
     Tại Nghị định số 75, không có quy định nào về đổi tên trường, nhưng căn cứ vào các thầm quyền về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể thì Cấp có thẩm quyền thành lập thì có thẩm quyền ra các quyết định trên.
     Vì Vậy trình tự đổi tên trường của bạn thực hiện như sau:
     -Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập là UBND cấp huyện xem xét để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn. Trình tự cụ thể và thời gian phụ thuộc vào chính quyền địa phương bạn. Ok

     
    Báo quản trị |  
  • #37564   02/10/2009

    viyeu
    viyeu

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Qui định hiện hành đối với giáo viên dạy lớp bậc trung học cơ sở

    kính chào
    Xin tư vấn giùm qui địhn hiện hành đối với việc hợp đồng giáo viên dạy lớp bậc trung học cơ sở. chế độ được hưởng như thế nào? thời gian qui định được tuyển vào biên chế đối với giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm.
     
    Báo quản trị |  
  • #37565   02/10/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chế độ với giáo viên hợp đồng còn phụ thuộc hợp đồng mà bạn ký kết thuộc dạng nào:

    -Hợp đồng lao động (Ngoài biên chế).
    -Hợp đồng trong biên chế.
    -Hợp đồng làm việc.

    Chế độ với giáo viên hợp đồng được ghi vào hợp đồng của bạn (bạn xem lại hợp đồng).

    Vấn đề thời gian được tuyển vào biên chế thì có thể là không xác định. Thời gian đã công tác tại đơn vị chỉ là một trong những căn cứ có thể xét ưu tiên khi tuyển viên chức. Khi tuyển viên chức thì đơn vị chủ quản phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị công tác và số lượng biên chế của đơn vị. Khi tuyển dụng còn phải căn cứ vào tiêu chuẩn của tỉnh với đối tượng giáo viên THCS là như thế nào (Viên chức có 2 dạng để tuyển biên chế đó là thi hoặc xét Theo pháp lệnh cán bộ công chức, Nghị định 116/2003 và hướng dẫn của tỉnh).
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 02/10/2009 16:49:48
     
    Báo quản trị |  
  • #45707   13/03/2010

    nguyenmanhtho
    nguyenmanhtho

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về rút hồ sơ thôi học!

    Xin chào các cô các chu"! cháu tên là Nguyễn Mạnh Thơ. Giờ cháu đang học hệ cao đẳng trường ĐH Mỏ. Nhưng giờ năm nay 2010  cháu muốn thi lại ĐH vào ĐH Bách Khoa. Tức là giờ cháu ko học hệ CĐ ở ĐH Mỏ nữa, liệu cháu có thể rút lại hồ sơ sinh viên (cũng như nhưng thứ liên quan đến mình ko ạ như sổ đoàn)!! Và có điều luật nào của bộ GD-ĐT liên quan đến trường hợp này ko ạ( về việc SV rút lại hồ sơ khi thôi học ở các trường ĐH-CĐ và TC)!!! cháu xin cam ơn!!!
    Cập nhật bởi LawSoft03 vào lúc 17/03/2010 10:44:44
     
    Báo quản trị |