Thắc mắc về điều 24 của Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11

Chủ đề   RSS   
  • #6607 28/07/2009

    huyhngoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về điều 24 của Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11

    Xin chào

    Theo điều 24 của Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11 thì Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền được khám bệnh, kê đơn, bán thuốc y học cổ truyền cho người bệnh tại cơ sở hành nghề. Vậy nếu vợ tôi (y sĩ y học cổ truyền) mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền (có đủ giấy tờ cần thiết) thì vợ tôi hoàn toàn được phép vừa khám bệnh vừa kê đơn vừa bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở? Thuốc ở đây là thuốc phiến, thành phẩm? Nếu vợ tôi bán thuốc theo đơn của người khác hoặc bán thuốc không theo đơn thì có được không?

    Hiện tại thì điều 24 trên còn đúng không? Nếu không thì văn bản nào đã phủ định nó?

    Xin cám ơn nhiều,

    Huy
     
    5823 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #6608   28/07/2009

    LawSoft02
    LawSoft02

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 731
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    chào bạn , hiện tại Pháp lệnh số 07/2003/PL-UBTVQH11 vẫn còn hiệu lực

    tại mục 3 phần VI thông tư số 07/2007/TT-BYT về

    HƯỚNG DẪN VỀ HÀNH NGHỀ Y, Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TƯ NHÂN thì

      Phạm vi hành nghề đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền:

    a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú theo đúng phạm vi chuyên môn hành nghề trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề; Trường hợp nếu có sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt thì phải có đủ điều kiện quy định tại điểm c, khoản 4.1 mục VI của Thông tư này;

    b) Người hành nghề bằng bài thuốc thuốc gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền đó;

    c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;

    d) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;

    đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán…) thì phải đăng ký với Sở Y tế về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở, trang thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

    như vậy vợ của bạn được phép được phép vừa khám bệnh vừa kê đơn vừa bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở đối với những loại thuốc theo quy định như trên nhưng không được bán thuốc theo đơn của người khác hoặc bán thuốc không theo đơn.

    nếu vợ bạn muốn bán thuốc thì phải đáp ứng đủ điều kiện về kinh doanh thuốc theo khoản  điều 10 luật dược số 34/2005/QH11

    Cơ sở kinh doanh thuốc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc;

    b) Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh.



     
    Báo quản trị |