Xin chào bạn, dựa trên thông tin sơ bộ mà bạn cung cấp, tôi xin được góp ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 8 điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ – CP:
“6. Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
b) Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
c) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
d) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.”
Văn phòng đại diện chưa làm thủ tục đóng cửa, vì vậy về mặt pháp luật, ông A vẫn là người đứng đầu văn phòng đại diện của công ty Onycom. Nếu Giám đốc công ty Onycomvina tại Việt Nam đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty, thì ông A làm Giám đốc của công ty Onycomvina là sai luật.
Về việc công ty Onycomvina cho công ty B vay tiền:
Cần lưu ý, nếu công ty Onycomvina cho doanh nghiệp B vay tiền mà không nhằm mục đích kinh doanh, thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể cho doanh nghiệp B vay tiền. Tuy nhiên, nếu việc cho vay được thực hiện liên tục nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác, công ty bạn cho vay nhằm kinh doanh, thì khi đó, hoạt động cho vay của công ty bạn là trái pháp luật. Khi hoạt động cho vay mang tính chất kinh doanh, thì chỉ có các tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện hoạt động này..
Có thể thấy, công ty Onycomvina có thể cho công ty B vay vài tỷ đồng, tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt động cho vay của công ty Onycomvina là hoạt động không . Ngoài ra, Theo khoản 2 điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ – CP: “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”, công ty Onycomvina không được sử dụng tiền mặt khi cho vay, mà việc cho vay sẽ tuân thủ hình thức được quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư 09/2015/TT – BTC: “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”
Và theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT – BTC, thì: “Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.”
Do vậy, cần lưu ý: công ty Onyvina có thể cho công ty B vay tiền bằng Séc, bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền hoặc bằng các hình thức không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Hiện tại, với các thông tin anh/chị cung cấp, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho anh/chị như trên. Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, anh/chị nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
Trân trọng.
Chuyên viên tư vấn Hoàng Nguyễn Hà Linh.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.