Thắc mắc về cho vay không có hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #315297 24/03/2014

    Thắc mắc về cho vay không có hợp đồng?

    Thưa các anh chị luật sư, hiện tại tôi đang gặp phải vướng mắc về việc cho vay, mong anh chị giúp tôi giải đáp.

    Tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền lớn để làm ăn, nhưng vì là chỗ quen biết nên không có hợp đồng cho vay, không có thế chấp và cũng không có giấy biên nhận là người bạn đó đã nhận tiền của tôi, 2 bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau về thời hạn phải trả và lãi suất thì theo lãi suất ngân hàng, ngòai ra tôi chỉ có biên lai của ngân hàng chứng nhận đã nộp tiền cho anh kia với nội dung là cho mượn ( ghi rõ thời hạn). Hiện tại thời hạn vay đã hết, tôi đã có yêu cầu bằng văn bản 2 lần đến doanh nghiệp của anh ta để đòi nợ, nhưng không có hồi đáp.

    Vậy tôi muốn nhờ các anh chị giải đáp giúp, đối với trường hợp của tôi thì có đủ căn cứ để khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu anh kia trả nợ hay không? Vì tôi không có hợp đồng hay ghi âm về việc vay tiền?? Biên lai chuyển tiền, có ghi nội dung là cho muợn ( có ghi thời hạn) có giá trị chứng cứ để đòi (hay có giá trị như hợp đồng) được không?

    Kính mong các anh chị giúp đỡ giải đáp! Tôi xin cảm ơn!

    Cập nhật bởi thanhsong101 ngày 24/03/2014 03:22:20 CH
     
    3325 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #315312   24/03/2014

    dongthoigiantoidihoc
    dongthoigiantoidihoc

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2012
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Vẫn có thể bạn à !

    Theo quy định tại Điều 166, Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Điều này có nghĩa, để đơn khởi kiện của anh được chấp nhận, anh phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có khoản vay này.

     

    Theo quy định tại Điều 83, Bộ luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ, "chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc". Đối với "các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”.

    Theo Điều 33, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 bạn có thể gửi đơn khởi kiện đòi lại tiền đến Tòa án nhân dân huyện quận nơi bị đơn (là người bạn cho vay tiền) cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết. Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên.

     

    Bạn có thể gặp mặt để thỏa thuận, rồi tranh thủ ghi âm cuộc nói chuyện vào, cuộc gọi, tin nhắn...càng nhiều càng tốt.

    Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ bạn có thể lựa chọn nhiều con đường

    1, Thỏa thuận với bạn

    2, Khởi kiện Dân sự

    3, Trình báo cơ quan công an về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản " cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra, để nghị tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Đó là các trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán, có tài sản nhưng cố tình không trả nợ.v.v. Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự ".

     

    4. Tự bạn biết :D
    Chúc bạn thành công !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dongthoigiantoidihoc vì bài viết hữu ích
    thanhsong101 (24/03/2014)