Thắc mắc về các quy định của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #30092 29/08/2008

    Thecmec_2008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về các quy định của pháp luật

     

    Tôi có một thắc mắc sau khi đọc luật doanh nghiệp mong các bạn giải đáp giúp sự không rõ ràng của nó.

    Điều 96. Đại hội đồng cổ đông

    2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

    Điều 108. Hội đồng quản trị

    2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

    Khoản B ở trên và C ở dưới làm tôi rối quá, thế nào là cổ phần mới? và có mới thì đương nhiên có cũ, vậy cổ phần cũ thì ai được quyền quyết định bán. Có phải "phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại" là phạm vi do DHCD quyết định ở trên không? Vậy QD của DHCD đã bao hàm cổ phần mới rồi thì hành vi QD chào bán của HDQT được hiểu ntn chỉ đơn giản là việc thực thi sự việc trên thực tế hay sao? chân thành cảm ơn các bạn? 

     


    Cập nhật bởi navelvu ngày 03/03/2010 11:42:59 AM Cập nhật bởi navelvu ngày 02/03/2010 04:08:00 PM
     
    15127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #30093   03/09/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thắc mắc về điểm b khoản 2 điều 96 và điểm c khoản 2 điều 108 của Luật doanh nghiệp

    Theo cách hiểu của tôi về quy định trên thì quyết định của Hội đồng Quản trị là sự triển khai, thực thi quyết định (Nghị quyết) của Đại hội đồng cổ đông.

    Quyết định chào bán của Hội đồng quản trị là quyết định về thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Bạn có thể xem thêm mối liên hệ giữa các điều luật, như Điều 87 LDN chẳng hạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #30094   03/09/2008

    kietlawyer
    kietlawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luat Doanh Nghiep

    Quyết định chào bán thì đúng là chỉ thực thi NQ/QĐ của DHDCD, và trong phạm vi những vd mà DHDCD đã quyết. Vấn đề ở đây là hiểu thế nào là "cổ phần mới".

    Thông thường, khi cần tăng vốn HDQT sẽ trình p/a tăng vốn (= cách phát hành thêm,...), DHDCD thông qua tại cuộc họp là sẽ tăng bao nhiêu CP phổ thông, bao nhiêu CP ưu đãi. HDQTtrên cơ sở đó mà triển khai (chào bán cho CD hiện hữu hay NDT chiến lược, thời điểm, giá...) Phần phát hành thêm do tăng vốn đó chính là cổ phần mới mà nhà làm luật muốn quy định ở đây.

    Thật ra thiếu sót là ko định nghĩa CP mới từ đầu và cách qd như vậy sẽ khiến phần cổ phần "cũ" bị lửng lơ là bán - "chuyển nhượng" (giá, thời điểm...) thì ai bán đây. Có ai có ý kiến gì ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #30090   28/08/2008

    hoanghiep227
    hoanghiep227

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Luật doanh nghiệp năm 2005 nó thay thế một phần hay toàn bộ cho các quy định của Luật DNNN năm 2003?

    Khi mà Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời thì trong một số trường hợp Nhà nước vẫn cho phép áp dụng Luật DNNN năm 2003 để giải quyết các vấn đề của các công ty Nhà nước.

    Vậy Luật Doanh nghiệp năm 2005 nó thay thế hoàn toàn hay một phần Luật DNNN năm 2003? Mong các Luật sư và các bạn trả lời giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #30091   29/08/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Ngày có hiệu lực 01/7/2006 và thay thế Luật DNNN 2003, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều 166, có nghĩa là trong thời hạn chuyển đổi (chậm nhất là 04 năm: đến 30/6/2010) các Công ty Nhà nước được tiếp tục áp dụng những quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 nếu Luật doanh nghiệp 2005 không có quy định.

    Như vậy, nếu Luật DN 2005 không có quy định thì các DNNN trong thời gian chuyển đổi vẫn được tiếp tục thực hiện theo Luật DNNN 2003.

    Tôi được biết hiện tại vẫn có một số DNNN được thành lập theo Luật DNNN 2003, vì theo Luật DN 2005 chỉ quy định hình thức là Công ty cổ phần, Công ty TNHH...


    Xin trích lại một số điều trong Luật DN 2005 để bạn đọc và suy nghĩ thêm:

    Điều 1.
    Phạm vi điều chỉnh


    Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng


    1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.


    2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.


    Điều 166. Chuyển đổi công ty nhà nước


    1. Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hằng năm, #0000ff;">nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này.


    Chính phủ quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi

    2. Trong thời hạn chuyển đổi, những quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nếu Luật này không có quy định.


    Điều 171. Hiệu lực thi hành


    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày #0000ff;">01 tháng 7 năm 2006.

    2. Luật này thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

     
    Báo quản trị |  
  • #30191   12/05/2009

    nguyenthithanhlam
    nguyenthithanhlam

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khái niệm : Hợp đồng hợp tác kinh doanh Tại Luật đầu tư và Chuẩn mực kế toán

    Xin luật sư tư vấn giúp về hiểu : "Hợp tác kinh doanh" Tại Luật đầu tư và Chuẩn mực kế toán

    #ff0000; text-decoration: underline;">-Luật đầu tư: Điều 3 mục 16
    Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hinh thức đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
    #ffff00; font-size: 13px; font-family: arial;">không thành lập pháp nhân
    #ffff00; font-size: 13px; font-family: arial;">
    #ffff00; font-size: 13px; font-family: arial;"> #ff0000;">-#ff0000;"> Chuẩn mực kế toán: Chuẩn mực số o8 - phần nội dung chuẩn mực mục số 04 
    Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn kinh doanh...........Hợp đồng liên doanh dưới hình thức
    #ffff00; font-size: 13px; font-family: arial;">thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
     
    Báo quản trị |  
  • #30192   13/09/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    "Hợp đồng hợp tác kinh doanh Tại Luật đầu tư và Chuẩn mực kế toán"?

    Theo tôi hiểu thì việc giải thích thuật ngữ hợp đồng hợp tác kinh doanh trong luật đầu tư chỉ có ý nghĩa đó là một trong các hình thức đầu tư hay nói đúng hơn là giải thích hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh nghĩa là gì, chứ không nhằm giải thích rõ ràng về hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng gì. Bên cạnh đó, cũng tại Điều 3 có đoạn:

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau…, do đó, thuật ngữ này được giải nghĩa và hiểu trong phạm vi luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư.

    Còn quy định về các hình thức liên doanh tại chuẩn mực kế toán 08, gồm:

        - Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;

        - Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát;

        - Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.

    Như vậy, có thể hiểu ở đây giải thích thuật ngữ liên doanhhình thức liên doanh, chứ không giải thích thuật ngữ hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh. Thuật ngữ liên doanh trường hợp này được hiểu: Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, và không nêu việc liên doanh có thành lập pháp nhân hay không.

    Do đó, ở đây cũng không thể hiểu liên doanh như là một hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới như luật đầu tư. Và các hình thức liên doanh ở đây được hiểu là liên doanh hoạt động kinh doanh, liên doanh tài sản (thông qua hợp đồng hợp tác) hoặc liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh (thông qua hợp đồng liên doanh).

    Tóm lại, nếu bạn cần hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì, theo tôi, chỉ nên hiểu nôm na là văn bản thoả thuận giữa các bên về việc góp vốn (tài sản), tiến hành hoạt động kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

     
    Báo quản trị |  
  • #30193   13/09/2008

    nguyenthithanhlam
    nguyenthithanhlam

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khái niệm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

    Xin chân thành cám ơn Luât sư đã rất tận tình tư vấn cụ thể và trả lời ngay. Tuy nhiên do Đơn vị có nhu cầu Hợp tác đầu tư với nước ngoài nên phải thực hiện theo luật đầu tư và khi hoạt động phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán chắc có lúng túng sẽ nhờ luật sư tư vấn thêm.

    Trân trọng cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #30194   13/05/2009

    phuongdoong
    phuongdoong

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    help

    Vì là sinh viên năm nhất nên có lẽ đối với em để hoàn tất 1 bài tiểu luận nói về 1 bản hợp đồng "Hợp tác kinh doanh" là rất khó.Em rất mong được sự giúp đỡ của mấy anh chị ,có thể hướng dẫn cho em cụ thể & cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để có thể làm bài tiểu luận này.

    Nhận xét về Hợp đồng số 70/HDHTKD-TTVH.

    Bản hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Trung tâm Văn hóa -Quận 6 (tại 170 Kinh Dương Vương,P13,Q6,TP.HCM) và Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Văn hóa Việt Ý (tại số 817 Hồng Bàng,P9,Q6,TP.HCM ) để thành lập Cung văn hóa đa năng Quận 6 (gọi tắt là Cung văn hóa).

    Các điều khoản như thế nào ? Có lợi hay bất lợi với 2 chủ thể là Công ty TNHH Việt Ý và Trung tâm Văn hóa Quận 6 ( phân tích rõ bất lợi và có lợi với từng chỉ thể).

    Em biết hỏi như vậy là chung chung nhưng bản hợp đồng đó dài quá, em không biết phải làm sao post lên nên em xin nói sơ sơ về bản Hợp đồng này:

    Bên A: Trung Tâm văn hóa Quận 6
    Bên B : Công ty TNHH Việt Ý

    Phương thức hợp tác : bên A góp vốn bằng toàn bộ diện tích mặt bằng trung tâm, Bên B góp vốn bằng tiền mặt để xây dựng đầu tư nâng cấp hội trường trung tâm.

    Nếu thiếu vốn thì Bên B chịu trách nhiệm tiếp tục huy động vốn để tiến hành đầu tư cho đến khi hoàn thành.Tăng hay giảm vốn đầu tư không làm ảnh hưởng phương thức chia lợi nhuận.

    Tồ chức và cơ chế quản lý :

    Bên B cử 2 thành viên, Bên A cử 1 thành viên làm Ban quản trị nhiệm kỳ 2 năm.
    Điều lệ của Cung văn Hóa hải được sự phê duyệt của UBND Q6.

    Chế độ tài chính kế toán :

    2 bên nhất trí sử dụng con dấu và tư cách pháp nhân của bên B.
    Bên B tiến hành thủ tục mở tài khoản riêng và lập sổ sách kế toán riêng không liên quan đến các hoạt động khác của công ty Việt Ý .

    Phương thức chia lợi nhuận

    theo phương thức khoán thu
    Định mức khoán thu được bên A áp dụng cho bên B như sau:
    từ năm I đến hết năm II : 8 triệu/tháng
    từ năm III đến hết năm IV: 12,2 triệu/tháng
    từ năm V đến hết năm VI :15,2 triệu/tháng
    từ năm VII đến hết năm VIII : 18,1 triệu / tháng
    từ năm IX đến hết năm X : 23 triệu /tháng

    Trong thời gian bên B thi công sửa chữa ( tối đa là 3 tháng ) kể từ khi ký HĐ .Bên B được miễn thanh toán tiền khoán thu lợi nhuận.

    Bên B phải thanh toán đầy đủ cho bên A tiền khoán thu lợi nhuận mỗi quý 1 lần vào ngày 1 đến 5 của tháng đầu quý.

    Thời gian hoạt động

    10 năm kể từ ngàu UBND Q6 phê duyệt

    Trách nhiệm bên A

    Bàn giao mặt bằng hiện trạng
    Tạo điều kiện hỗ trợ về mặt pháp lý cho bên B

    Trách nhiệm của bên B

    chịu hết trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh.Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

    Bồi thường thất thoát, hư hỏng tài sản do bên A trao cho bên B
    BÊn B muốn sửa chữa, cải tạo phải hỏi ý bên A và nếu ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải được UBND Q6 phê duyệt.
    Bên B không được cho bất cứ cá nhân hay đơn vị khác thuê mặt bằng đã được giao.
    Bên B được liên kết với cá nhân hay đơn vụ khác để đầu tư khai thác trên cơ sở theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm với việc liên kết.

    Bên B muốn thanh lý hợp đồng trước hạn phải báo cho bên A trước 60 ngày bằng Văn bản và bên A không bồi thường chi phí đầu tư ban đầu của bên B.

    BÊn B phải đóng góp ủng hộ kinh phí sửa chữa nâng cấp các công trình cho cảnh quan chung của Trung tâm VH Q6 hàng năm tương úng 1/2 tháng tiền khoán thu lợi nhuận .

    Bên B xin gắn điện kế và đồng hồ nước để sử dụng theo yêu cầu hoạt động của bên B.

    CHấm dứt HĐ trước thời hạn:

    Nếu Bên A vì mục đích gì mà không tiếp tục kinh doanh và không do lỗi của bên B thì phải báo cho bên B trước 3 tháng và bồi thường thiệt hại cho bên B

    Thanh lý HĐ:

    Kết thúc thời hạn , bên B chuyển giao toàn bộ hiện trạng mặt bằng kiến trúc cho bên A ( trừ máy móc, trang thiết bị của Bên B lắp đặt)

    Em chỉ xin tóm tắt sơ lược bản HĐ này ạ.Mong các anh chị , các bạn nghĩ tình em type bản HĐ này mà giúp đỡ để em hoàn thành bài tiểu luận.XIN CẢM ƠN NHIỀU .

    Cập nhật bởi quoc007 vào lúc 13/05/2009 13:37:28
     
    Báo quản trị |  
  • #33484   15/09/2008

    Kieran_chen
    Kieran_chen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật lao động khuyến khích doanh nghiệp quy định về phúc lợi của doanh nghiệp cao hơn?

    Kính gửi ban tư vấn!!
    Cho tôi hỏi trong Luật lao động(chương, điều nào?) hay văn bản liên quan nào có ghi rằng:

    luật pháp và chính phủ ủng hộ,khuyến khích doanh nghiệp nếu quy định về phúc lợi của doanh nghiệp cao hơn,tốt hơn trong luật lao động quy định.

    Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #33485   15/09/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Điều 9 Bộ luật Lao động

    Tại đoạn 2 Điều 9 Bộ luật Lao động có quy định:

    “Nhà nước khuyến khích nhng tho thun bo đảm cho người lao động có những điu kin thuận li hơn so vi nhng quy định ca pháp lut lao động”.
     
    Báo quản trị |  
  • #30613   01/08/2009

    DToan
    DToan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thông tư 112 của Bộ Tài Chính

    Cho tôi hỏi: theo Thông tư 112 của Bộ Tài Chính thì khi mở Tờ khai Hải quan Hàng hóa Nhập khẩu cho 1 lô hàng nếu lô hàng đó có 02 Hợp đồng hoặc 02 Hóa đơn Thương mại trở lên thì bắt buộc phải tách ra thành 02 lô ?
     
    Báo quản trị |  
  • #30614   01/08/2009

    khovilon
    khovilon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2009
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Cái này tôi nghĩ phải là 2 lô chứ vì nó là 2 hợp đồng hoặc 2 hoá đơn  mà
     
    Báo quản trị |  
  • #40496   20/11/2009

    duongcoc
    duongcoc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi, về thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ tài chính

    Trong thông tư có nêu cách tính chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. có tinh các chi phí theo tỷ lệ % của Tổng mức đầu tư.

    Và trong phần phụ lục số 01 sau khi tính các chi phí đó như vậy, thì thấy lại tính tiếp thuế VAT cho phí kiểm toán, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, như vậy Tổng mức đầu tư ở đây được hiểu là tổng mức đầu tư sau thuế hay trước thuế ( theo em được hiểu thì Tổng mức đầu tư là giá trị cuối cùng, lớn nhất và sau thuế).

    Em mong LawSoft tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #40497   20/11/2009

    LawSoft01
    LawSoft01
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (175)
    Số điểm: 519
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tổng mức đầu tư ở đây là tổng mức đầu tư dự án ban đầu được duyệt nên phải tính tất cả chi phí có khả năng phát sinh, kể cả thuế nếu có.

     
    Báo quản trị |  
  • #30684   31/03/2009

    fire114
    fire114

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thế nào là doanh nghiệp ngoài quốc doanh?

    Tôi muốn hiểu được hiểu rõ ràng thế nào là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để tôi có thể phân biệt với các doanh nghiệp quốc doanh
     
    Báo quản trị |  
  • #30685   10/12/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn,

    Bây giờ bạn còn hỏi phân biệt DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh làm chi nữa, đọc chủ đề của bạn tôi cứ nghĩ mình còn đang ở thập kỷ 80 - 90.

    Doanh nghiệp do Nhà nước thành lập kể từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực 01/07/2006 phải được đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu với vai trò là người đầu tư vốn.

    Chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này.

    Như vậy về hình thức Doanh nghiệp không có phân biệt, về chủ sở hữu thì có phân biệt là vốn nhà nước và vốn dân doanh
     
    Báo quản trị |  
  • #30686   31/03/2009

    Hang150383
    Hang150383

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    fire114 viết:
    Tôi muốn hiểu được hiểu rõ ràng thế nào là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để tôi có thể phân biệt với các doanh nghiệp quốc doanh
     
    Báo quản trị |  
  • #30870   11/01/2009

    thang_43
    thang_43

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiểu thế nào cho đúng về điều 104 mục 3 khoản b của luật Doanh nghiệp 2005 ?

     Là Cty Cổ phần thành lập theo luật doanh nghiệp 1999 . Điều lệ Cty lúc đó quy định việc thông qua các vấn đề tại Đại hội Đồng Cổ đông chỉ cần tỷ lệ trên 50% số cổ phần dự họp có quyền biểu quyết thông qua .

    Nay tại điều 104 mục 3 khoản b của luật Doanh nghiệp 2005 có ghi : " .... nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ động đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận ...." . 

    Vậy có thể hiểu vấn đề này thế nào ? :

    a/ Cty đã có tỷ lệ thông qua các vấn đề tại Đại hội đồng cổ đông là trên 50% trước đây nay không cần phải sửa đổi thành tối thiểu 75% trở lên ?

    b/ Công ty phải sửa đổi lại điều lệ cho phù hợp với tỷ lệ tối thiểu 75% trở lên ? trường hợp nếu Đại hội đồng cổ đông không thông qua được ( tỷ lệ 75% không đạt ) việc sửa đổi điều lệ với nội dung trên không được thông qua thì xử lý như thế nào ?

    Mong được sự tư vấn của các Bạn gần xa .

     
    Báo quản trị |  
  • #30871   11/01/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Qui định trên của Luật doanh nghiệp chỉ áp dụng trong trường hợp trong Điều lệ Công ty không có qui định về vấn đề này. Còn nếu điều lệ Công ty qui định khác với qui định của Luật doanh nghiệp thì áp dụng theo Điều lệ

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #30643   04/12/2008

    htxvtdoanket
    htxvtdoanket

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2008
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Muôn biết có điều lệ mẫu nào ngoài điều lệ mẫu năm 1997 khồng


    Có điều  mẫu nào khác điều lệ 97 không
     
    Báo quản trị |