Thắc mắc về bồi hoàn chi phí đào tạo trong trường hợp không ký hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #426372 05/06/2016

    Thắc mắc về bồi hoàn chi phí đào tạo trong trường hợp không ký hợp đồng lao động

    Xin chào các anh chị, em là là thành viên mới của Dân Luật, em có một vài mắc mắc về vấn đề này mong anh  chị nào biết có thể giải đáp giúp em, em cảm ơn nhiều!

    Chị gái em đang dạy tại một trường học với chương trình dạy của quốc tế nhưng thực tế là trường của người Việt thành lập, ban đầu vào trường cho ký hợp đồng thử việc 3 tháng,  hết 3 tháng trường cho đi đầo tạo một chương trình dạy để nâng cao kiến thức cũng như đáp ứng tiêu chí chọn giáo viên của trường, chương trình đạo tạo trong vòng 01 năm, chị em có ký hợp đồng đào tạo trong vòng một năm trong đó có điều kiện cam kết sẽ làm việc cho nhà trường trong vòng 06 năm, nếu không thực hiện cam kết sẽ bồi hoàn chi phí đào tạo là 180 triệu.

    Sau khi đi đào tạo về, chị em tiếp tục làm việc cho trường  mà không hề có hợp đồng lao động, nhưng trong quá trình làm việc có nhiều điều bất hợp lý như: lịch dạy thay đổi thường xuyên, bắt làm thêm giờ, và nhiều chế độ khác không hợp lý. Chị em đã tiếp tục làm việc được 01 năm rồi, bây giờ chị của em muốn nghỉ ở chỗ đó nhưng làm sao để không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.

    Em có đọc tại Bộ Luật lao động có trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật thì không phải bồi hoàn chi phí đào tạo, nhưng giờ chị của em không có hợp đồng lao động để chấm dứt thì phải làm sao ạ?

    Rất mong nhận được ý kiến của các anh chị và các bạn, em xin cảm ơn rất nhiều!!!! 

     
    5312 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #426401   06/06/2016

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Chào bạn

    Trường hợp này chị bạn đã ký hợp đồng đạo tạo và cam kết sau khi đào tạo xong sẽ làm việc cho nhà trường trong thời hạn 6 năm. Vì vậy, trong trường hợp này đây được xem là một giao kết hợp đồng lao động giữa chị bạn và nhà trường.

    Để chị bạn không phải bồi thường thiệt hại khi nghỉ việc thì chỉ có một cách duy nhất là để bên Nhà trường sẽ tiến hành việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, để thực hiện được việc nay thì tôi không tiện trao đổi với bạn trên diễn đàn.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    xuanngoc1308 (06/06/2016)
  • #426443   06/06/2016

    Xin chào bạn,

    Rất cảm ơn phần phản hồi của bạn.

    vì phần hợp đồng đào tạo có quy định thời hạn đào tạo là 01 năm, mà mình thấy bên Điều 61 của Bộ Luật lao động có quy định : "Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này." 

    nên mình nghĩ là khi hết hợp đồng đào tạo thì hai bên phải ký hợp đồng lao động theo quy định thì mới thỏa thuận được những điều kiện, thời giờ làm việc, mức lương...

    về suy nghĩ của bạn để nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng có thể là một ý mở cho mình tham khảo :) 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #426456   06/06/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn xuanngoc130892.

    Trong vụ này, chị bạn hơi bị "hố" rồi.

    Đáng lẽ trước khi ký hợp đồng đào tạo nghề, chị bạn phải ký hợp đồng lao động đã (sau khi hết thời hạn của hợp đồng thử việc) để biết công việc, chế độ dãi ngộ như thế nào đã, có ưng hay không rồi hãy ký hợp đồng đào tạo.

    Chưa biết mình làm việc như thế nào, chế độ đãi ngộ ra sao mà lại ký HĐ đào tạo trong đó có cam kết làm việc 6 năm, thì bây giờ mới khó xử.

    Bạn trích dẫn điều 61 là không đúng. Chị bạn phải áp dụng điều 62 nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #426481   06/06/2016

    Vậy nên bây giờ mới khó xử ạ, muốn nghỉ việc nhưng bòi thường chi phí tận 180 triệu, số tiền quá lớn 

    Tại lúc thử việc họ cũng không bắt mình làm việc và thay đổi lịch nhiều như vậy, nên nghĩ làm việc cũng ổn, bên đó lại cho đi đào tạo nên chị mình mới chấp nhận.

    Em cũng có nghe nói nhiều về diễn đàn Dân Luật có thể trao đổi, chia sẻ những vướng mắc pháp lý nên muốn tham khảo ý kiến của các anh chị về vấn đề này để tìm hướng giải quyết tốt hơn cho chị em. 

    cảm ơn các chia sẻ của các anh chị!

     
    Báo quản trị |  
  • #426513   07/06/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Nghiên cứu lại vấn đề này, tôi có ý kiến như sau:

    Quan điểm của bạn Anlhk33-DLU: "Vì vậy, trong trường hợp này đây được xem là một giao kết hợp đồng lao động giữa chị bạn và nhà trường." ===> Tôi không đồng thuận với quan điểm này của bạn . Vì HĐ đào tạo không có những nội dung của HĐLĐ (chỉ là cam kết thời gian làm việc), mà chỉ HĐ thử việc mới có những nội dung như HĐLĐ.

    Vì không biết rõ chị bạn ký HĐ thử việc thời điểm nào? nên:

    Nếu ký trước 01/5/2013 thì thực hiện theo Bộ Luật lao động 1994 (điều 27), Nghị định 198-CP ngày 31/12/1994 (điều 3), Thông tư 21/LĐTBXH-TT ngày 12/10/1996 (mục II). Theo đó việc ký hợp đồng thử việc là sai quy định, mà hợp đồng đó được coi là hợp đồng lao động. Sau khi HĐLĐ 3 tháng đó hết hạn mà không ký tiếp thì được chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn ===> bây giờ căn cứ nội dung của HĐ 3 tháng đó để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

    Nếu ký sau 01/5/2013, thì thời hạn của hợp đồng thử việc chỉ được tối đa là 2 tháng ===> ký 3 tháng là sai quy định (Bạn tham khảo từ điều 26 đến 29 Bộ Luật lao động 2012, điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP). Đồng thời:

    Sau khi hết hạn, bạn không được ký HĐLĐ, mà ký HĐ đào tạo luôn, trong HĐĐT có cam kết làm việc 6 năm, vì vậy có thể lấy hợp đồng thử việc làm căn cứ trong tranh chấp này. Bởi vì không ký HĐLĐ tiếp là lỗi của đơn vị, nên mọi tranh chấp phải được căn cứ vào HĐ thử việc đó.

    Vì vậy, bạn căn cứ nội dung trong HĐ thử việc quy định thời giờ làm việc, chế độ đãi ngộ thế nào để làm cơ sở trong tranh chấp.

    Không biết ý kiến của các bạn và các LS thế nào về vấn đề này?

     
    Báo quản trị |  
  • #426779   08/06/2016

    xin chào bạn RIA1!

    Theo như bạn thì hợp đồng thử việc trong trường hợp này là hợp đồng lao động. Mình vẫn hơi phân vân chỗ này 

    Chị mình ký hợp đồng thử việc từ tháng 2/2015 đến thán 5 bắt đấu ký hợp đồng đào tạo luôn bạn nhé, mình có đọc được luật quy định hợp đồng thử việc không được quá 2 tháng, nếu là 3 tháng thì bị xem là trái quy định của pháp luật lao động, vậy hợp đồng thử việc đó có bị vô hiệu do Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật không? 

    Vậy có thể áp dụng hợp đồng thử việc như bạn RIA1 nói không?

    Cập nhật bởi xuanngoc130892 ngày 08/06/2016 10:57:54 CH chưa viết xong thì bị tắt nên tự đọng đưa lên phản hồi còn dang dở
     
    Báo quản trị |  
  • #427055   10/06/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Theo thông tin bạn nói thì chị bạn đã làm việc + đi học khoảng 2 năm, sao lại bắt đầu từ tháng 2/2015 được nhỉ?

    Quan điểm tôi căn cứ HĐ thử việc để giải quyết vì (căn cứ Bộ Luật lao động 2012):

    HĐ thử việc 3 tháng là sai quy định, theo luật là vô hiệu phải ký lại có thời hạn 2 tháng, như vậy tháng thứ 3 (thực tế đã làm việc và thời điểm đó đã qua rồi) thuộc về HĐLĐ. Mặt khác nếu làm đúng thì sau khi hết hạn HĐ thử việc và trước khi đi học, đơn vị phải ký HĐLĐ với chị bạn, nhưng đơn vị không làm, và sau khi chị bạn học xong về làm việc cũng không giao kết HĐLĐ (lại là một cái sai luật nữa của đơn vị). Vì vậy theo quy định của luật, sau 30 ngày không ký HĐLĐ thì chị bạn đã thuộc HĐLĐ có thời hạn 2 năm, đồng thời thực hiện theo những nội dung giao kết của HĐ trước đó. Tuy nhiên trước đó chỉ có HĐ thử việc nên bây giờ căn cứ HĐ thử việc đó để giải quyết tranh chấp.

    Cập nhật bởi RIA1 ngày 10/06/2016 11:30:47 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #427177   10/06/2016

    xin chào bạn RIA1,

    Mình viết nhầm năm nhé, chị mình ký hợp đòng vào tháng 2/2014.

    "sau 30 ngày không ký HĐLĐ thì chị bạn đã thuộc HĐLĐ có thời hạn 2 năm, đồng thời thực hiện theo những nội dung giao kết của HĐ trước đó" => mình chưa hiểu vấn đề này lắm, tại trong thời gian đó là đào tạo mất 1 năm rồi ko phải làm việc theo hợp đồng lao động mà đang chịu sự điều chỉnh của hợp đồng đào tạo, như vậy công việc về bản chất ko giống với công việc đã thực hiện thử việc trước đó. vậy việc được xem như HĐLĐ có thời hạn 2 năm có chính xác không? 

    "

     
    Báo quản trị |  
  • #427368   12/06/2016

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Chào bạn.

    Quan điểm của mình như sau:

    + Hợp đồng thử việc của chị bạn không đúng với quy định của pháp luật (quá 1 tháng so với quy định) nhưng trong trường hợp này sau khi thử việc chị bạn đã ký hợp đồng đào tạo và đi học nên việc thử việc được coi là không thành nên cũng không thể áp dụng hợp đồng thử việc không có giá trị để yêu cầu quyền lợi cho chị của bạn.

    + Sau khi được đào tạo chị của bạn làm việc nhưng không có hợp đồng lao động thì đây là lỗi của phía nhà trường và sẽ bị phạt. Chị của bạn sẽ dược coi như đa ký hợp đồng lao động với các quyền lợi tối thiểu quy định trong luật lao động. Mình cũng đưa ra hướng giải quyết như sau:

        * Chị của bạn nên yêu cầu nhà trường ký kết hợp đồng lao động ghi nhận rõ các quyền lợi mà người lao động được hưởng.

        * Nếu nhà trường vẫn không ký chị của bạn nên có ý kiến đối với cán bộ công đoàn của công ty hoặc khu vực để xử lý

    + Do chị của bạn đã có thời gian làm việc thực tế ở nhà trường nên không thể coi nhà trường đã từ bỏ quyền yêu cầu người lao động làm việc cho mình sau khi đào tạo nên hợp đồng đào tạo vẫn có hiệu lực chị của bạn vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hipgov vì bài viết hữu ích
    xuanngoc1308 (13/06/2016)
  • #427562   13/06/2016

    chào bạn hipgov,

    cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn, mình thấy ý kiến của bạn hợp lý, mình nghĩ chắc phải  nhờ vả đến công đoàn hoặc chính quyền can thiệp, nếu được có thể ký hợp đồng mới mức quyền lợi tối thiểu cũng được chứ đi làm như giờ cũng cực thời gian biểu thay đổi liên tục, bắt dạy thêm giờ mà không được tính tiền làm thêm, chỉ muốn tìm cách nào không phải đền 180 triệu thôi bạn ạ :( 

     
    Báo quản trị |