Thắc mắc quyền thừa kế tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #548039 31/05/2020

    kimdaly

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc quyền thừa kế tài sản

    Luật sư cho tôi hỏi ạ.

    Vấn đề này ngắn gọn như sau ạ

    Bạn tôi với chồng cô ấy sống ly thân đã 10 năm  sau khi sinh đứa thứ 2 tên là Hiền đứa con đầu của cô ấy tên là Đạt , tháng 1 đầu năm nay chồng cô ấy bị tai nạn xe máy , sau khi vào viện tưởng mình không qua khỏi nên đã di chúc miệng trước nhiều người là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho Hiền và mẹ anh ấy. nhưng mà sau đó anh ấy phẫu thuật thành công nên không chết. Đến tháng 10 thì anh ấy bị đột quỵ chết chưa kịp chăng trối gì, tôi xin hỏi luật sư thay bạn tôi là nên chia tài sản như thế nào ,và nếu  anh ấy qua đời nếu phẫu thuật không thàng công vào đầu năm thì lúc ấy nên chia tài sản như thế nào, tài sản chung của vợ chồng cô ấy là 2,4 tỷ đồng ạ. 

    mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. ạ. 

     
    1528 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimdaly vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #548171   01/06/2020
    Được đánh dấu trả lời

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn! Minh xin góp ý kiến để hỗ trợ bạn như sau:

    - Khi chồng cô ấy bị tai nạn và lập di chúc miệng để lại di sản cho mẹ anh ấy và Hiền khi cái chết đang đe dọa, sau 3 tháng nếu anh ấy còn sống, còn minh mẫn, sáng suốt thì mặc nhiên di chúc miệng này sẽ bị hủy bỏ.

    - Đến tháng 10 anh ấy chết, nếu từ khi sức khỏe bình phục đến trước lúc anh ấy chết mà vẫn còn minh mẫm và sáng suốt thì di chúc miệng xem như hủy bỏ. Di sản thừa kế sẽ chia như sau:

    Do anh ấy chết không để lại di chúc nên theo quy định thì di sản sẽ được chia theo pháp luật: Khối tài sản 2,4 tỷ sẽ chia đổi cho vợ, di sản mà anh ấy để lại là 1,2 tỷ sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất:

    + Cha, mẹ anh ấy

    + Vợ (kết hôn hợp pháp)

    + Các con

    Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến khác.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2020) kimdaly (01/06/2020)
  • #548214   01/06/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Căn cứ Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
     
    "5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
     
    Theo thông tin bạn cung cấp thì vào lần chồng cô ấy bị tai nạn xe máy thì người đàn ông này đã lập di chúc miệng trước mặt nhiều người là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho Hiền và mẹ anh ấy. Tuy nhiên, nếu sau đó di chúc này không đuợc ghi chép lại và chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng thì di chúc miệng này không có hợp pháp. Vì vậy, đến tháng 10 người đàn ông này bị đột quỵ thì chia di sản thừa kế bình thường (xem như không có di chúc miệng lần trước). Theo đó, chia di sản cụ thể ở lần tử vong do đột quỵ như ý kiến của lawyerinthefuture đã nêu trên.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    kimdaly (02/06/2020)
  • #548225   02/06/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Căn cứ: Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì Người thừa kế theo pháp luật như sau:

     
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
     
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
     
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
     
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
     
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
     
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
     
    Như vậy, trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ chia theo pháp luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    kimdaly (02/06/2020)
  • #548247   02/06/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn.

    Tạm gọi "chồng cô ấy" là anh A, "cô ấy" ̣(bạn của bạn) là chị B.

    Thứ nhất, anh A di chúc miệng vào tháng 1 và mất vào tháng 10 do đột quỵ, nên chia thừa kế như thế nào?

    Tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

    "Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ".

    Tại khoản 1, khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."

    Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

    Như vậy, khi anh A lập di chúc miệng nếu thoả mãn 5 điều kiện: (1) Minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa. (2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật. (3) Lập di chúc "trước nhiều người", thì trong số này phải có ít nhất 02 người làm chứng không thuộc một trong những người quy định tại Điều 632 vừa nêu trên. (4) Và những người làm chứng này ngay sau đó phải ghi chép, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó. (5) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày anh A thể hiện ý chí cuối cùng phải đi công chứng, chứng thực di chúc trên (khoản 1 và khoản 5 Điều 630) thì di chúc miệng này hoàn toàn hợp pháp. 

     

    - Trường hợp Di chúc miệng hợp pháp: thì anh A trước khi phẫu thuật vẫn còn minh mẫn, sáng suốt và theo thông tin bạn cung cấp "anh A phẫu thuật thành công" có thể hiểu là sau phẫu thuật 03 tháng, thậm chí đến trước khi mất do đột quỵ, anh A vẫn minh mẫn, sáng suốt. Anh A lập di chúc miệng vào tháng 1, và đến tháng 10 (sau 09 tháng) anh A mất. Vậy, theo quy định tại khoản 2 ĐIều 629 nêu trên thì Bản di chúc miệng này mặc nhiên bị hủy bỏ. Và tài sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

    - Trường hợp Bản di chúc miệng không hợp pháp thì đương nhiên di sản thừa kế cũng được chia theo pháp luật

    Bộ luật dân sự quy định như sau:

    "Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Theo thông tin bạn cung cấp, Hàng thừa kế thứ nhất của anh A gồm: chị A, cháu Hiền, cháu Đạt và mẹ anh A. Di sản của anh A (trong khối tài sản chung 2,4 tỷ) là 1,2 tỷ; chia đều cho 4 người trên, mỗi người được 0,3 tỷ đồng.

    Ngoài ra, nếu anh A có Di sản riêng thì cũng chia đều cho 4 người trên.

    Thứ hai, anh A lập di chúc vào tháng 1, sau đó mất do phẫu thuật không thành công, chia thừa kế như thế nào?

    - Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp (không đáp ứng Điều 630 BLDS nêu trên) thì tài sản thừa kế được chia theo pháp luật (chia đều cho 4 người như trên).

    - Trường hợp di chúc hợp pháp, ngoài cháu Hiền và mẹ anh A có tên trong di chúc, thì chị B và cháu Đạt cũng có thể được hưởng 1 phần thừa kế nếu thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 644 và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

    Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy dịnh tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sữa chữa di chúc, hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."

    Vậy, nếu cháu Đạt, chị B thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 644 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 thì mỗi người được hưởng 0,3 tỷ x 2/3 = 0,2 tỷ đồng; cháu Hiền và mẹ anh A chia đều số di sản còn lại.

    Ngoài ra, nếu anh A có tài sản riêng thì cũng được chia theo tỷ lệ trên.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/06/2020)