Chào bạn!
Mình xin trả lời trường hợp của bạn như sau:
Theo #0070c0;">Điều 31 - Bộ luật lao động#0070c0;"> quy định:
“Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh ngiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh ngiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật."
Vì vậy, khi bạn chuyển qua làm cho Công ty dịch vụ công ích của Quận mới thì Công ty này phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà bạn đã ký với Công ty cũ. Do đó, việc công ty cũ chấm dứt HĐLĐ với bạn là không hợp lý. Theo đó, hệ số lương và bậc lương của bạn vẫn không thay đổi. Do đó, việc Công ty mới xếp hệ số lương và bậc lương của bạn như người mới xin việc là trái với quy định trên.
- Theo quy định tại khoản 2, điều 33 Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3, điều 36 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp công ty bố trí người lao động làm công việc khác với công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động thì công ty phải thỏa thuận với người lao động về việc thay đổi nội dung công việc trong hợp đồng lao động.
Nếu công ty và người lao động thỏa thuận thay đổi công việc được thì công ty trả lương cho người lao động theo nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó.
- Theo Điều 164 Bộ luật Lao động quy định trình tự hòa giải tranh chấp lao động cá nhân như sau: Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải, hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải chậm nhất là bảy ngày với sự có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ.
Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải, nếu hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành, các bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
Trong trường hợp hòa giải không thành, thì hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi tòa án nhân dân phải kèm theo biên bản hòa giải không thành.
Điều 166 Bộ luật Lao động quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành, khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.
Điều 167 Bộ luật Lao động quy định: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm được quy định như sau: Một năm đối với các tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Sáu tháng đối với các loại tranh chấp lao động khác.
Do đó, nếu bạn không đồng ý với việc bố trí công việc mới, căn cứ vào các quy định nêu trên của pháp luật bạn phải tiến hành theo hai bước sau:
Thứ nhất bạn phải làm đơn gửi hội đồng hòa giải lao động, yêu cầu hội đồng tiến hành hòa giải tranh chấp trên cơ sở có mặt của đại diện người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ hai, nếu trường hợp hòa giải không thành thì bạn mới gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân để khởi kiện tranh chấp lao động.
Công ty Luật hợp danh Phúc Gia Nguyễn
- Địa chỉ: Số 9 lô D KDC Miếu Nổi,phường 3, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 094.78.13579 - (08) 3510.3915 - email: lsphamnguyen@yahoo.com