Thắc mắc giữa hai hình thức xử lý hành chính?

Chủ đề   RSS   
  • #575342 08/09/2021

    tranthuc123

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bắc Ninh
    Tham gia:08/09/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc giữa hai hình thức xử lý hành chính?

    Mk có trường hợp này đang phân vân giữa hai hình thức xử lý hành chính: 

    Một đối tượng nhận cầm đồ (xe máy không có giấy tờ) của một người khác, trong khi đối tượng này không có bất cứ giấy phép đăng ký kinh doanh, và giấy chứng nhận đủ điều điện về an ninh trật tự nào thì đối tượng này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 5, điều 6 của nghị định 124/2015/nđ-cp hay điểm a, khoản 3, điều 11 của nghị định 167

     
    402 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranthuc123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/09/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578947   31/12/2021

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Thắc mắc giữa hai hình thức xử lý hành chính?

    Mình xin chia sẻ quan điểm về thắc mắc của bạn như sau:

    Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Theo đó, bên cạnh việc đáp ứng các quy định pháp luật chung về kinh doanh, hình thức kinh doanh dịch vụ cầm đồ bắt buộc phải đảm bảo thêm điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.

    Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ, bao gồm Giấy phép an ninh, trật tự và Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ sở kinh doanh cần đăng ký thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể. Đây là những điều kiện bắt buộc phải đảm bảo.

    Trong trường hợp bạn chia sẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, nhưng vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Trong trường hợp cơ sở kinh doanh cầm đồ không có giấy phép đăng ký kinh doanh, mà thực hiện hoạt động kinh doanh thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, theo đó quy định mức phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định, hoặc hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

    Đối với hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự trong kinh doanh dịch vụ cầm đồ, thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về “Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”.

    Áp dụng quy định trên vào trường hợp của bạn chia sẻ, đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Có thể thấy điều kiện tiên quyết muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ là phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh, sau đó sẽ xét đến điều kiện của ngành nghề có điều kiện là giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự nếu đã đáp ứng được điều kiện đầu tiên. Vì vậy, trong trường hợp này, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP về hành vi không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh.

     
    Báo quản trị |