Ặc, đúng là ý kiến của chị cũng có một phần cơ sở pháp lý khi căn cứ từ tên của VB. Nhưng em nghĩ rằng cái tên của văn bản không có hiệu lực quy phạm pháp luật, và không có quy định nào của pháp luật thể hiện điều này.
#ff0000;">Chỉ khi trong VB có quy định rằng văn bản này chỉ điều chỉnh lĩnh vực tỷ lệ bắt buộc bán ngoại tệ, thì đó mới là VB chỉ điều chỉnh lĩnh vực bán ngoại tệ. Còn đây không có, mà vẫn có quy định rằng
Quyết định này thay thế các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức; và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo thì quy định này vẫn phải có hiệu lực thi hành, và không trái với phạm vi điều chỉnh của VB.
Ngoài ra, nếu hiểu cả hai VB vẫn còn hiệu lực, thì giải thích như thế nào cho vấn đề:
QĐ 61 quy định:
Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài #ff0000;">phải bán ngay tối thiểu 40% số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai cho các ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép kinh doanh ngoại hối (sau đây được gọi là ngân hàng được phép) kể từ ngày ngoại tệ được chuyển hoặc nộp vào tài khoản ngoại tệ của tổ chức mở tại ngân hàng được phép. QĐ 46 quy định:
#ff0000;">Tỷ lệ bắt buộc phải bán ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai đối với Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài, người cư trú là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện của Việt Nam #ff0000;">là 0% kể từ ngày ngoại tệ được chuyển hoặc nộp vào tài khoản ngoại tệ của tổ chức mở tại ngân hàng được phép. Đành rằng một số đối tượng điều chỉnh của VB có sự chênh nhau, nhưng không thể phủ nhận rằng có sự trùng lặp về đối tượng điều chỉnh giữa hai VB trên (QĐ 46 mở rộng đối tượng hơn nhưng vẫn giữ nguyên các đối tượng cũ). Như vậy thì phải giải quyết thế nào !?
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.