Tất tần tật các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #555149 19/08/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Tất tần tật các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính

    Đây là nội dung tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, nghị định 30 nêu rõ các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính gồm:

    I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

    Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

    Ví dụ:

    . Tiền đề

    ? Vì vậy

    ! Thật ra

    II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

    1. Tên người Việt Nam

    a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

    Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...

    b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

    Ví dụ:  Vua Hùng, Bà Triệu,…

    2. Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

    a) Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.

    Ví dụ:  Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông,…

    b) Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần.

    Ví dụ:  Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...

    III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

    1. Tên địa lý Việt Nam

    a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

    Ví dụ:  thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...

    b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

    Ví dụ:  Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...

    c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm, ...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

    Ví dụ:  Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...

    Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.

    Ví dụ:  biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,...

    đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được Cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

    Ví dụ:  Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,...

    2. Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

    a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.

    Ví dụ:  Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh,...

    b) Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tác viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục này.

    Ví dụ:  Mát-xcơ-va, Men-bơn,...

    IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

    1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

    a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

    Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...

    b) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, ...

    2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

    a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

    Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO),...

    b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

    Ví dụ: WTO, UNDP, UNESCO, ASEAN,...                

    V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

    1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

    2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

    Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...

    3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

    Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng,...

    4. Danh từ chung đã riêng hóa

    Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

    Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),...

    5. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

    Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10,...

    6. Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.

    Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...

    7. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

    Ví dụ:

    - Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

    8. Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm

    a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

    Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất,...

    b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

    Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.

    c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

    Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,...

    9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.

    Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...

    10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.

    Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản,...

     
    17257 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    luongdat (25/11/2020) tp210939 (24/08/2020) stpcantho (21/08/2020) admin (21/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559239   29/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn, tại múc bạn đề cập 

     
    1. Tên địa lý Việt Nam
     
    a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.
     
    Ví dụ:  thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...theo mình nên áp dụng viết hoa cho tên tỉnh huyện bằng chữ cái đầu in hoa sẽ hợp lý hơn
     
     
    Báo quản trị |  
  • #566682   19/01/2021

    Cảm ơn anh/chị về bài viết rất hay và hữu ích về các trường hợp buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính. Bài viết sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu hơn về cách viết cũng như tránh bị sai sót đáng tiếc không nên có.

    Cập nhật bởi DNKimChi ngày 19/01/2021 10:29:49 CH
     
    Báo quản trị |