Tập sự hành nghề Luật sư có được tham gia tố tụng theo ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #602409 09/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tập sự hành nghề Luật sư có được tham gia tố tụng theo ủy quyền

    Thông thường người tập sự hành nghề Luật sư sẽ là trợ lý cho Luật sư, giúp Luật sư nhiều vấn đề cơ bản trong quá trình làm việc và tố tụng để học hỏi thêm kinh nghiệm.
     
    Vậy người tập sự hành nghề Luật sư có được tham gia tố tụng, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa hay không?
     
    tap-su-hanh-nghe-luat-su-co-duoc-tham-gia-to-tung-theo-uy-quyen
     
    1. Người tập sự hành nghề Luật sư là ai?
     
    Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) có giải thích người tập sự hành nghề luật sư là người được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
     
    Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý.
     
    Ngoài ra, còn giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác.
     
    Đồng thời được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
     
    Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại  khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư 2006.
     
    2. Người tập sự hành nghề Luật sư có quyền và nghĩa vụ gì?
     
    Căn cứ Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề Luật sư như sau:
     
    (1) Người tập sự có các quyền sau đây:
     
    - Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
     
    - Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự.
     
    - Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư 2006.
     
    - Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự.
     
    - Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự trong các trường hợp được cho phép.
     
    - Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
     
    - Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của pháp luật có liên quan.
     
    (2) Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
     
    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.
     
    - Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
     
    - Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn.
     
    - Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận.
     
    - Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần.
     
    - Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự.
     
    - Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP và quy định của pháp luật có liên quan.
     
    Dù vậy trong thực tế tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không giới hạn quyền tham gia tố tụng theo ủy quyền. Nhưng Luật Luật sư 2006 lại không cho phép người tập sự hành nghề Luật sư tham gia tố tụng theo ủy quyền, nên việc người hành nghề mà tham gia tố tụng theo ủy quyền là vi phạm nguyên tắc nhưng không vi phạm pháp luật về tố tụng.
     
    2336 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (19/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận