Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế giải quyết xung đột bằng cách nào?

Chủ đề   RSS   
  • #503037 24/09/2018

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế giải quyết xung đột bằng cách nào?

    So với TQQT thì ĐUQT có những điều kiện thuận lợi, có nhiều ưu thế hơn, vì vậy khi có sự xung đột pháp luật giữa ĐUQT và TQQT nếu như các chủ thể của Luật quốc tế không có sự thoả thuận áp dụng ĐUQT hay TQQT thì hầu như các chủ thể của Luật quốc tế đều chọn ĐUQT làm cơ sơ pháp lý để giải quyết, vì:

    - Quá trình lập pháp của ĐUQT nhanh, chính xác dựa trên cơ sở sự thoả thuận của các quốc gia quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham gia và phải thoả mản được các điều kiện được quy định trong việc lập pháp ĐUQT. 
    - Về hình thức thì ĐUQT tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, quy định cụ thể, rõ ràng rất đễ cho các bên áp dụng khi có sự xung đột xảy ra. Còn TQQT tồn tại dưới hình thức bất thành văn, trên thực tế khi giải quyết xung đột rất khó đưa vào áp dụng, vì các chủ thể luôn lý giải hướng sao cho có lợi cho mình.

    Để nắm và hiểu rõ hơn về Điều ước và Tâp quán quốc tế chúng ta cùng xem thêm bảng phân biệt dưới đây để thấy rõ hơn hai hình thức áp dụng để giải quyết các xung đột này khác nhau như thế nào:

     

     Điều ước quốc tế

     Tập quán quốc tế

    Khái niệm

    Căn cứ vào các quy định của luật quốc tế và thực tiễn sinh hoạt quốc tế, điều ước quốc tế được hiểu “là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trang một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”.

     So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những qui phạm pháp lý nên những qui tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế. Vậy, tập quán quốc tế là những qui tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những qui tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.

    Đối tượng thi hành

    Điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các chủ thể luật QT. Giải quyết các vấn đề như: thương mại, hàng hải, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, thanh toán tố tụng kinh tế quốc tế,…

     

    Ngoài ra, một số điều ước không điều chỉnh trực tiếp mà tồn tại với tư cách là nguồn gián tiếp hay bổ trợ cho các hoạt động ktqt kể trên, chúng chủ yếu điều chỉnh vấn đề tính hợp pháp của tư cách chủ thể trong các hoạt động kinh tế quốc tế, vấn đề tương trợ tư pháp giữa các nhà nước trong tu pháp quốc tế nói chung…

     Là nguồn luật QT điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các chủ thể luật QT.. Giải quyết các vấn đề như: thương mại, hang hải, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, thanh toán tố tụng kinh tế quốc tế,…

    Quá trình hình thành

    Thông qua các hình thức đàm phán và ký kết các văn bản pháp lý quốc tế của các quốc gia.

    Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải được điều chỉnh bằng các quy định của luật quốc tế và phải tuân thủ các quy phạm của luật quốc tế.

     Không thông qua hành vi ký kết mà nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể LQT.

    Cơ chế đảm bảo thi hành

     Các điều ước được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, tôn trọng tự do ý chí, tự do cam kết, hợp tác và cùng có lợi.

    Quá trình hình thành tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập quán, có thể là 50-100 năm, hoặc nhiều hơn nữa, thậm chí hàng trăm năm. Tuy nhiên, tập quán quốc tế chủ yếu hình thành theo các con đường sau:

    – Từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.

    – Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế

    – Hình thành từ điều ước quốc tế

    – Hình thành từ một tiền lệ duy nhất

    Hình thức thể hiện

    Các điều ước QT đều được xây dựng thành các văn bản pháp lý.

    Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

    – Dựa vào số lượng các bên kết ước, điều ước được phân thành: điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương;

    – Dựa vào lĩnh vực điều chỉnh, điều ước được phân thành: điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế…;

    – Dựa vào phạm vi áp dụng, có điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập.

     Quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự của các chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất thành văn.

    Giá trị pháp lý

    Giống nhau

    Giống nhau

    Giá trị sử dụng

    Giống nhau

    Giống nhau

     

    Cập nhật bởi anhkhoayentam ngày 24/09/2018 10:34:22 CH
     
    13853 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận