Tập quán pháp!

Chủ đề   RSS   
  • #81205 28/01/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Tập quán pháp!

    Chào mọi người,

    Như chúng ta đã biết, điều 3 - Bộ luật dân sự 2005 ghi nhận 

     “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong BLDS”.

    Với nguyên tắc này, trong thực tiễn xét xử của tòa án chắc chắn đã có nhiều tập quán được áp dụng. 

    Tôi lập ra topic này vơi hi vọng hiểu rõ được một số vấn đề sau đây:

    1) Tập quán pháp có bắt buộc phải áp dụng trong những trường hợp không có luật để áp dụng nhưng lại có quy tắc tập quán?

    2) Những tập quán nào đã từng được áp dụng trong thực tiễn tố tụng ở Việt Nam? Theo các anh/chị thì việc áp dụng tập quán đó có phù hợp hay không? Tại sao?

    Kính mời các thành viên của Dân Luật bớt chút thời gian trao đổi những hiểu biết của mình trên diễn đàn cho tôi cũng như các thành viên khác mở mang nhận thức.

    Xin mời!

    CV

     
    66231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #81580   08/02/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn

    Câu 1: Tập quán pháp có bắt buộc phải áp dụng trong những trường hợp không có luật để áp dụng nhưng lại có quy tắc tập quán?

    Trả lời:

    Không. Tại vì tập quán chỉ áp dụng khi và chỉ khi trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận. Do vậy, nếu "trường hợp không có luật để áp dụng" thì có thể có thỏa thuận giữa các đương sự.

    Mặt khác, nếu có tập quán nhưng tập quán đó trái với nguyên tắc chung quy định trong BLDS thì tập quán cũng không được áp dụng mặc dù không có quy định của pháp luật và không có thỏa thuận của các đương sự.

    Câu 2:

    Thực tiến tố tụng Việt Nam cũng có trường hợp áp dụng tập quán. Đó là trường hợp trâu bò thả rông ở các vũng trung du, miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Người bắt được trâu bò thả rông sau một thời gian không phải là người được xác lập quyền sở hữu đối với trâu bò này mà người sở hữu thực sự của nó là người đã thả rông nó vì tập quán những nơi này này là thả rông trâu bò.

    Việc áp dụng các tập quán này hoàn toàn phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng núi mùa khô lạnh, trâu bò không có thức ắn thì thả rông cho trâu bò tự tìm thức ăn, đến mùa ấm áp có thức ăn thì trâu bò về lại chuồng trại ban đầu của nó.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm ở nhưng người thẩm phán công tác tại các địa phương này.
    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuhau vì bài viết hữu ích
    chaulevan (12/02/2011) khatvongttk (19/02/2011)
  • #81605   08/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo em câu 1 khẳng định là không bắt buộc phải áp dụng tập quán khi các bên không thỏa thuận được, không có luật để điều chỉnh mà lại có tập quán để điều chỉnh.

    Căn cứ pháp lý là ngay tại điều 3 BLDS đã khẳng định: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì #ff0000;">có thể áp dụng tập quán; nếu..." Luật đã quy định là có thể áp dụng, chứ không quy định là #ff0000;">phải áp dụng tập quán khi....

    Giải thích cho lý do trên là có thể một trong các bên đương sự là không phải là người cư trú thường xuyên và lâu đời tại nơi có tranh chấp và có tập quán giải quyết thì không thể áp dụng tập quán đó cho họ được.

    Hoặc một trong các bên chứng minh được tính không chính xác của tập quán, thì dù tập quán đó có thể đáp ứng các điều kiện nói tại điều 3 thì cũng không thể áp dụng tập quán đó. Hoặc có thể là một lý do nào khác mà em chưa biết, mong mọi người bổ sung.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    chaulevan (12/02/2011)
  • #82524   12/02/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Mình cũng đồng ý với boyluat rằng Điều 3 chỉ quy định là có thể áp dụng tập quán nếu nó không trái với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.

    Vì cách quy định của Điều 3 như vậy nên giả sử rằng trong thực tiễn, có tồn tại tập quán, các bên không có thỏa thuận khác nhưng thẩm phán không xử theo tập quán thì phải làm sao?

    Ví dụ như thế này: chẳng hạn sau khi làm lễ hỏi và lễ đại nạp, nhận lễ vật bao gồm tiền vàng do nhà trai mang đến xong thì hai bên nam nữ xảy ra bất hòa, không cưới nhau nữa. Hai bên không thỏa thuận được việc trả hay không trả lễ vật nên đã kiện nhau ra tòa.

    Nếu theo nguyên tắc của Điều 3 Bộ luật dân sự, thẩm phán có thể không áp dụng tập quán thì có được không? Vì luật đâu có bắt buộc áp dụng tập quán.

    Hơn nữa, nếu giả sử thẩm phán nói rằng có thể coi việc mang vàng bạc đến cho là hợp đồng tặng cho tài sản, và trong mọi trường hợp nhà gái không phải trả lại cho nhà trai thì có được không?

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #82661   14/02/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào  bạn chaulevan

    Về quan điểm của bạn đối với trường hợp áp dụng tập quán pháp thì không có gì khác mình ý kiến nêu trên là không phải cứ có tập quán pháp là áp dụng.

    Tuy nhiên, ví dụ của bạn nêu ra, thuhau thấy chưa hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, trong tình huống này, thực tế xét xử đã có và nếu thuhau nhớ không nhầm thì tình huống này có tổng kết của ngành tòa án.

    Tùy tình huống có thể giải quyết sau:

    - Nếu là tiền lễ hỏi (nhà trai đưa cho nhà gái lo đãi tiệc hỏi) thì không hoàn lại cho nhà trai vì xem như nhà trai tổ chức ăn uống tại nhà gái. Nhà gái chỉ trả lại khoản tiền tương ứng với số lượng khách của nhà gái)

    - Nếu là tiền nạp tài (cho cô dâu may sắm quần áo khi về nhà chồng và tiền mừng cho cha mẹ cô dâu): khoản này tùy vào lúc nhà trai đưa tiền, có thể được xem là hợp đồng tặng cho có điều kiện, mừng tiền cho cha mẹ cô dâu vì cô dâu về làm dâu nhà trai, và may sắm quần áo khi cô dâu về nhà trai.

    Do đó, khi cô dâu không về làm dâu nhà trai thì điều kiện tặng cho không xảy ra, cho nên nhà gái phải trả lại nhà trai. Điều này tương tự với nữ trang cưới.

    - Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà cô dâu đã đứng tên sở hữu thì căn cứ vào hồ sơ tặng cho của bố mẹ chồng cho hai người nam nữ hay cho vợ chồng để giải quyết.

    Như vậy, tình huống này tùy hòan cảnh thực tế xét xử chứ không áp dụng tập quán pháp vì đã có quy định pháp luật điều chỉnh.

    Cập nhật bởi thuhau ngày 14/02/2011 05:09:48 PM sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #86374   03/03/2011

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


                  Chào chị Chaulevan và mọi người!

       Nhằm làm phong phú hơn vấn đề tập quán mà mọi người đang bàn luận em xin góp thêm một số ý kiến sau:

       Theo NQ 04/2005/NQ-HĐTP: "tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng". Và trong thực tế tập quán đóng một vai trò nhất định trong việc điều chỉnh giao dịch dân sự, trong đó "Cầm đất" là một ví dụ cụ thể cho loại quy phạm này.

    Theo bản án số 222/2005/DSPT ngày 2/12/2005 của tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh thì "cầm đất là loại giao dịch không được pháp luật quy định nhưng đó là thói quen tập quán hình thành lâu đời trong nhân dân. Cầm đất là việc bên có đất giao đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình cho người khác sử dụng và người nhận cầm đất giao cho bên chủ đất một khoản tiền, vàng theo thỏa thuận, khi nào chủ đất trả lại khoản tiền vàng đã nhận thì bên nhận cầm trả lại đất, nên trong việc cầm đất người đi cầm không có quyền định đoạt"

    Vậy khi nào một tập quán được thừa nhận là nguồn của luật:

      - Tập quán không được áp dụng khi pháp luật đã có quy định. NQ 04/2005/NQ-HĐTP quy định: " Những vấn đề mà đương sự viện dẩn tập quán nhưng đã có QPPL quy định thì tòa án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết mà không áp dụng tập quán"

      - Tập quán cũng không được áp dụng khi các bên có thỏa thuận khác. Điều 3 BLDS 2005 có quy định rõ điều này.

       - Tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với những nguyên tắc của pháp luật. NQ 04/2005/NQ-HĐTP quy định: "chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội"

         Đó là một vài ý kiến của em về vấn đề tập quán với tư cách là nguồn của luật. Còn để giải quyết câu hỏi số 2 của chi Chaulevan về những tập quán nào đã được áp dụng trong thực tiển tố tụng ở Việt Nam thì em đã đọc được 2 bản án:

       - Bản án số 222/2005/DSPT ngày 2/12/2005 của tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Bản án này đề cập đến vấn đề cầm đất như em đã trình bày ở trên.

       - Quyết định số 93/GĐT-DS ngày 27/5/2002 của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao. Bản án này đề cập đến tập quán có liên quan đến việc đánh bắt ở vùng ven biển.

          (Rất tiếc là hiện nay em chỉ có các bản án trên ở dạng văn bản giấy nên chưa post lên được)

        Một vài ý kiến chia sẽ cùng mọi người. Thân!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiden_face vì bài viết hữu ích
    nguyenbuibahuy (03/03/2011) chaulevan (30/06/2011) julio_nido (10/03/2011)