Tập hợp những câu hỏi - đáp liên quan đến vấn đề trợ cấp, phụ cấp

Chủ đề   RSS   
  • #494408 16/06/2018

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Tập hợp những câu hỏi - đáp liên quan đến vấn đề trợ cấp, phụ cấp

    Trợ cấp được hiểu là phần hỗ trợ “giúp đỡ thêm” của nhà nước đối với người dân về 1 chính sách nào đó.

    Trong hoạt động của doanh nghiệp thì trợ cấp có nghĩa là phần phát thêm, khuyến khích, hỗ trợ thêm, không bắt buộc NSDLĐ phải chi cho NLĐ.

    Theo đó trợ cấp bao gồm các hình thức:

    -  Trợ cấp thôi việc;

    - Trợ cấp mất việc làm;

    - Trợ cấp người lao động theo luật BHXH là những khoản tiền công ty hỗ trợ thêm cho nhân viên trừ 3 loại trợ cấp: thôi việc, mất việc và thất nghiệp.: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, tử tuất,...

    - Các trường hợp khác. 

    Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản phụ cấp và trợ cấp khác nhau theo quy định tại BLLĐ 2012.

    Phụ cấp có thể được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh.Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng thêm cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm. Bao gồm các loại phụ cấp sau:

    - Phụ cấp giữ chức vụ;

    - Phụ cấp thâm niên vượt khung;

    - Phụ cấp thâm niên nghề;

    - Phụ cấp khu vực;

    - Phụ cấp thu hút;

    - Phụ cấp trách nhiệm công việc;

    - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;

    - Phụ cấp lưu động;

    ...

    Các nội dung trợ cấp, hỗ trợ khác:

    - Hỗ trợ điện thoại;

    - Hỗ trợ xăng xe;

    - Tiền ăn trưa;

    - Khoán công tác phí;

    - Tiền thưởng doanh số;

    ....

    Thực tế có khá nhiều người chưa thể hiểu hết hoặc vẫn rất hoang mang về những những chế độ, chính sách phụ cấp, trợ cấp của ngành nghề mà mình đang làm. Rất nhiều câu hỏi như: ngành nghề mình đang làm có được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp gì và chế độ đó được hưởng như thế nào? Các câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua tập hợp các câu hỏi đáp bên dưới topic này.

     
    10292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494377   15/06/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc

    Về vấn đề về trợ cấp thôi việc:

    Người lao động A làm việc tại công ty ngày 07/12/2011. Tháng 2 năm 2017 họ xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Vậy thì ngoài việc người lao động A được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động A có được hưởng mức trợ cấp thôi việc từ công ty không?

    Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
    “Điều 48. Trợ cấp thôi việc
    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

    Như vậy, về nguyên tắc, ngoài hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36. 
    Tuy nhiên, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngay từ khi vào công ty, hoặc trước đó, thì hai khoản thời gian này là bằng nhau, khi đó thời gian tính trợ cấp là bằng 0. Và người lao động  A không có trợ cấp thôi việc.
    Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

     
    Báo quản trị |  
  • #484094   31/01/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Quy định về mức hỗ trợ người lao động thuê nhà ở

    Mức hỗ trợ người lao động thuê nhà ở như thế nào là phù hợp? Khoản này có tính vào thuế TNCN không? Hợp đồng thuê nhà có phải mang tên cá nhân (hoặc công ty), có phải đi công chứng không?
     

    Hiện nay, mình không tìm được quy định mức giới hạn, như vậy có phải là mức tiền hỗ trợ thuê nhà thì quy định không có hạn chế định mức chi, công ty quy định chi như thế nào (có văn bản cụ thể thể hiện mức chi) thì có thể thực hiện chi như vậy.

    Còn đối với người lao động khi nhận khoản tiền hỗ trợ này thì sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân như bình thường, tuy nhiên số tiền chịu thuế thu nhập cá nhân sẽ bị giới hạn chỉ là 15% số thu nhập chịu thuế khác:
    Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân:
    "2. Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2
     đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
    Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
    Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.


    Còn hợp đồng thuê nhà thì theo quy định hiện tại không bắt buộc phải công chứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #494341   15/06/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Chế độ người lao động hưởng khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật

    Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì được hưởng trợ cấp thôi việc (người sử dụng lao động chi trả) theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 nếu đảm bảo đủ điều kiện đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên:

    "Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."

    Cách tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc theo khoản 2 Điều 48 (hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

    Được hưởng trợ cấp thất nghiệp (cơ quan bảo hiểm chi trả) nếu đảm bảo các điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm 2013:

    "Điều 49. Điều kiện hưởng

     

    Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

    b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

    c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

    d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

    đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

    e) Chết."

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #489724   16/04/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Quy định về hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

    Chào mọi người, Tôi có một vấn đề thắc mắc như sau: Vì sao một người đang hưởng tử tuất mà vào mốc cao tuổi là 80 mà lại không được hưởng thêm lương người cao tuổi. Trong khi lương tử tuất là để thờ phụng người đã mất mà lại do người khác đứng tên nhận. Tôi đã tìm hiểu trong các ván bản pháp luật, có quy định như sau, không biết có đúng không, mong mọi người giúp tôi giải đáp

    Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP có quy định:

    Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

    5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

    b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

    c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

    Như vậy, nếu thuộc trong các trường hợp trên thì mới đủ điều kiện để được hưởng tiền trợ cấp cho người cao tuổi. Trong đó có điều kiện: người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Do đó, khi đang được trợ cấp tuất hàng tháng ( trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ) nên không được hưởng trợ cấp người cao tuổi là đúng quy định tại điểm b Khoản 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi đáp ứng điều kiện tại Điểm a hoặc Điểm c thì vẫn được nhận trợ cấp xã hội như bình thường. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #484935   14/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng chế độ BHYT không?

    Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 51 Luật Việc làm 2013 có quy định:

    "6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

    Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

    1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

    a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

    c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

    d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

    ..."

    "Điều 51. Bảo hiểm y tế

    1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp".

    Như vậy, nếu người đang trong khoản thời gian hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493223   31/05/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Trợ cấp khi chuyển công tác khỏi vùng có điều kiện KTXH ĐBKK?

    Tình huống: Tôi đã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến nay được 12 năm 8 tháng. Nay có quyết định chuyển công tác ra khỏi vùng này. Vậy tôi có nhận được trợ cấp một lần hay không?

    Trả lời: Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có quy định:

    "Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu

    1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

    3. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:

    a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;

    b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;

    c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm công tác".

    Như vậy, đối chiếu với quy định trên và trường hợp cụ thể của anh, thì anh sẽ nhận được trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hưởng của anh sẽ là 6.5 tháng lương hiện hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #495970   02/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tính trợ cấp thôi việc cho thời gian thử việc

    Trường hợp:

    Trường hợp của người lao động A bắt đầu làm việc từ năm 2011, và được công ty đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu có khoảng thời gian người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho họ như: thời gian thử việc, nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm, tạm ngừng việc không do lỗi người lao động...) Người lao động A có thử việc 2 tháng. Sau 2 tháng mới ký hợp động thì người lao động A  có được hưởng tiền trợ cấp thôi việc từ công ty trong 2 tháng này không? Nếu có thì sẽ được hưởng bao nhiêu? Hiện tại mức lương 6 tháng liền kề của người lao động A là 6.000.000.

    Giải đáp:

    Nếu người lao động có khoảng thời gian không được người sử dụng đóng BHXH thì sẽ được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.

    - Mức hưởng: Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định:
    "1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."

    - Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:
    "c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

    Như vậy đối với 2 tháng thử việc thì mức hưởng sẽ bằng 1/4 tháng lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #495919   02/07/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

    Câu hỏi:

    Trường hợp đã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đến nay được 12 năm 8 tháng. Nay có quyết định chuyển công tác ra khỏi vùng này. Vậy tôi có nhận được trợ cấp một lần hay không?

    Trả lời:

    Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có quy định:

    "Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu

    1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

    3. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:

    a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;

    b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;

    c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm công tác".

    Như vậy, đối chiếu với quy định trên và trường hợp cụ thể của anh, thì anh sẽ nhận được trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hưởng của anh sẽ là 6.5 tháng lương hiện hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #501026   30/08/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Phụ cấp đối với người làm công việc văn thư lưu trữ

    Căn cứ Công văn 2939/BNV-TL năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ:

    Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ thì được hưởng mức phụ cấp độc hại ở Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lư ơng tối thiểu (lương cơ sở). 

    " 1) Mức 2, hệ số 0,2 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ.

    2) Mức 3, hệ số 0,3 tính theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng."

     
    Báo quản trị |  
  • #501450   04/09/2018

    Về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

    Xin hỏi chuyên gia.

    Tôi là giáo viên tiểu học dạy ở xã vùng cao Tây Giang, Tây Sơn, Bình Định. Những năm trước đây, tôi được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 50%. Tháng 11/2017, xã Tây Giang được công nhận đô thị  loại 4, tôi hưởng phụ cấp ưu đãi theo quyết định 224 của thủ tướng là 35% có đúng không?

    Nhờ luật sư giúp cho. 

    Theo tôi biết theo quyết định 224 có ghi.

    c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

    Vậy xã tôi thuộc đô thị loại 4 không thuộc các vùng tại quyết định 244.

     
    Báo quản trị |  
  • #501857   11/09/2018

    Cách tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người tham gia làm nhiệm vụ quốc tế

    Ông A tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào từ tháng 01/1973 đến tháng 10/1992 mới về nước. Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg thì thời gian làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988. Vậy trong trường hợp này tính thời gian hưởng chế độ đối với ông A như thế nào mới đúng? Tính đúng thời gian từ tháng 01/1973 đến tháng 10/1992 hay chỉ tính từ tháng 5/1975 đến 31/12/1988 ạ?

     
    Báo quản trị |