"Tàng trữ trái phép vật liệu nổ" có hay không có tội!

Chủ đề   RSS   
  • #428737 22/06/2016

    trantuanvks

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Tàng trữ trái phép vật liệu nổ" có hay không có tội!

    Xin chào tất cả các thành viên Thư viện pháp luật, mình có một tình huống hình sự như sau đây, rất mong được sử góp ý và chia sẻ quan điểm xử lý của tất cả các bạn:

    Tình huống: A là giám đốc của một công ty khai thác mỏ, có giấy phép sử dụng vật liệu nổ đến ngày 1/7/2016. Do công ty của A làm ăn thua lỗ và thời hạn giấy phép sử dụng vật liệu nổ của A sắp hết nên A nảy sinh ý định tuồn vật liệu nổ ra ngoài để bán cho các đối tượng khai thác vàng trái phép. Vào sáng ngày 15/6/2016 A nhận 3000 kg thuốc nổ do công ty Quốc phòng X chuyển tới, tuy nhiên thay vì đem số vật liệu nổ trên vào kho, A lại chia số vật liệu nổ này ra làm hai và gửi tại nhà của ông B, C. A nói với B, C rằng do trời mưa, đường xấu nên không thể đem thuốc nổ vào kho được, nhờ gửi tại nhà của B,C hẹn ngày mai sẽ chuyển số VLN này đến kho của A, A  trả công cho B, C mỗi người 1.000.000 đồng. Do quen biết nên B, C đồng ý. Vào chiều ngày 15/6/2016 A đến nhà C lấy 500 kg thuốc nổ đem bán cho D thì bị bắt quả tang. Hỏi: Hành vi tàng trữ vật liệu nổ của B, C có cấu thành tội "Tàng trữ trái phép vật liệu nổ" theo Điều 232 BLHS hay không?

    Ở đây có hai căn cứ để xác định tính chất hành vi của B,C

    Thứ nhất: B, C biết hàng A gửi là thuốc nổ và nhận 1.000.000 đồng tiền công nhận gửi.

    Thứ hai: B, C cho A gửi nhờ vì do trời mưa, đường xấu xe không vào kho được nên A đem gửi thuốc nổ chứ B, C không biết A có ý định đem bán vật liệu nổ.

     Xin chân thành cảm ơn mọi sự góp ý của các bạn!

     
    4524 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447007   19/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn. Đối với tình huống trên thì mình có ý kiến như sau:

    Vật liệu nổ bao gồm vật liệu nổ quân dụng và vật liệu nổ công nghiệp. Việc quản lý, sử dụng phải thực hiện theo quy định về quản lý vũ khí quân dụng. Trong tình huống nêu trên B, C chưa có giấy phép nhưng tự ý tàng trữ vật liệu nổ trong nhà là hành vi trái pháp luật không phù hợp với quy định của pháp luật về tàng trữ vật liệu nổ, bởi để quản lý vật liệu nổ có tính chất nguy hiểm phải được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. B, C đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiệnà B, C  phạm tội tàng trữ vật liệu nổ trái phép.

     
    Báo quản trị |  
  • #447356   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    * Cơ sở pháp lý: Điều 232 – Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009


    1.  Người nào chế tạo , tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.


    2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:


    A)  Có tổ chức;


    B)  Vật phạm pháp có số lượng lớn;


    C) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;


    D) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    Đ) Tái phạm nguy hiểm.


    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:


    A) Vật phạm pháp có só lượng rất lớn;


    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:


    A) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;


    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

     

    * Cấu thành tội phạm


    - Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi đối với khoản 1 hoặc đủ 14 tuổi đối với các khoản 2,3,4.


    - Khách thể: Xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.


    - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.


    - Mặt khách quan: Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.

     

    *  Hình phạt


    - Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ một năm đến năm năm.


    - Khung hình phạt tăng nặng:


    + Theo khoản 2: Phạt tù từ 3 đến 10 năm


    + Theo khoản 3: Phạt tù từ 7 đến 15 năm


    + Theo khoản 4: Phạt tù từ 15 đến 20 năm, hoặc tù chung thân


    Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cứ trú từ 1 đến 5 năm.

     Nguồn: Công ty Luật Minh Gia

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |