Tàng trữ chất nổ trái phép

Chủ đề   RSS   
  • #5354 09/10/2008

    THEN1900

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tàng trữ chất nổ trái phép

    Em trai tôi là sv, bị bắt vì trong balô có chứa thuốc nổ khoảng 500g có kíp nổ. và  em tôi tự khai nhận ở nhà còn có 1 khẩu súng do nhât được( nhưng nó rỉ sét không sử dụng được).số thuốc trên là nó nhặt được, bị tam giam từ 05/10/08. vậy mức độ phạm tội của em trai tôi ở mức nào, liệu có cách nào để em tôi tíếp tục học. em trai tôi từ trước tới giờ không có tiền án, chỉ vì tính hiếu kì. có thể tránh được sự truy tố trước pháp luật không thưa luật sư.

    Tôi rất mong sớm nhận được sự trả lời của luật sư. chân thành cảm ơn.
     
    25793 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #5355   09/10/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    hình sự

    Chào bạn.

    Theo điều 230 Bộ Luật Hình sự quy định về “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ” thì:

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: Có tổ chức; Vật phạm pháp có số lượng lớn; Vận chuyển, mua bán qua biên giới; Gây hậu qủa nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm: Vật phạm pháp có số lượng rất lớn; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Nếu qua công tác điều tra, em của bạn không phạm vào các khoản 2, 3, 4 nêu trên thì khung hình phạt tù có thể từ một năm đến bảy năm.

    Em bạn chưa có tiền án tiền sự thì khi xét xử tòa án có thể xem xét đó là một tình tiết giảm nhẹ (theo khoản 2 điều 46 Bộ Luật Hình sự). Nhưng để có hình phạt nhẹ hơn thì phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ (điều 47 Bộ Luật Hình sự), muốn vậy em bạn phải có thêm một trong những tình tiết giảm nhẹ sau đây:

    Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; 

    Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    Người phạm tội là người già;

    Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    Người phạm tội tự thú;

    Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    Một số ý trao đổi cùng bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #5356   14/10/2008

    NguyenHoangHai_VKSNQ
    NguyenHoangHai_VKSNQ

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2008
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Gửi Bạn Đặng Thanh Liêm và bạn Phương!

    Bạn Liêm không nên trả lời quá miên man, phân tích nhiều mà không đúng nội dung, bản chất sự việc. Bạn Phương cần xem xét:

    Nếu kíp nổ này được kết luận là kíp nổ là vật liệu nổ quân dụng thì bị truy cứu TNHS về tội Tàng trữ vũ khí quân dụng. Nếu kíp nổ là vật liệu nổ công nghiệp thì truy cứu TNHS về tội Tàng trữ vật liệu nổ Đ232. Cấu thành khoản 1 Điều 232 (số lượng truy cứu từ 200-1.000 cái kíp nổ).

    Đối với hành vi tàng trữ khẩu súng quân dụng không còn tác dụng do em bạn tự thú thì CQĐT chắc chắn không truy cứu TNHS về tội phạm theo Đ230 được.
     
    Báo quản trị |  
  • #5357   14/10/2008

    DANGTHANHLIEM
    DANGTHANHLIEM
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2007
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1532
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Phúc đáp

    Chào bạn.

    Cám ơn bạn đã góp ý. Nhưng phải nói rõ thêm: “thuốc nổ khoảng 500g có kíp nổ” theo tôi nghỉ đó là: thuốc nổ có kíp chứ không phải chỉ là “kíp nổ” (phụ kiện gây nổ).

    Nếu được kết luận là vật liệu nổ quân dụng thì bị truy cứu TNHS về tội Tàng trữ vũ khí quân dụng như đã trả lời.

    Nếu là kết luận là vật liệu nổ công nghiệp thì hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ với số lượng từ 1kg thuốc nổ, từ 3kg thuốc pháo, từ 1 kg thuốc phóng, từ 500m dây cháy chậm, dây nổ, từ trên 200 kíp mìn, nụ xòe... trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232 Bộ luật hình sự.

    Đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ dưới mức hướng dẫn nêu trên nhưng đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội cố ý, có tính chất chuyên nghiệp hoặc trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự.

    Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đối với nhiều loại khác nhau mà số lượng đối với mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn nêu trên thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự.

    Thân.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: