Tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm, chúng ta có nên bổ sung thêm các trường hợp khác ? và vài vấn đề cần đề cập khác của pháp luật hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #518768 24/05/2019

    Tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm, chúng ta có nên bổ sung thêm các trường hợp khác ? và vài vấn đề cần đề cập khác của pháp luật hiện hành

    Trước khi bước vào nội dung mình đề cập là pháp luật hính sự và các giá trị thực tế mà pháp luật bảo vệ.

    Sau bao lo lắng và thắc mắc của xã hội thì vụ việc của ông X trong thang máy đã được khởi tố, người dân lại tiếp tục đặt câu hỏi tạo sao ông X lại được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự  ? Mình đồng tình với người dân nhưng không phải là đồng tình trừng phạt nghiêm khắc hơn mà là thay đổi các quy định hiện hành trong luật để khách quan hơn.

    1. Tội ấu dâm và các tội xâm hại trẻ em có phải là tội phạm ít nghiêm trọng ?

    Tội phạm học xét đến mức độ thiệt hại không giống với thiệt hại mà BLHS quy định, vd theo pháp luật hình sự một người bị giết thì chỉ có các thiệt hại sau: tổn thấ tinh thần + tổn thất về sức khỏe + tổn thất về thu nhập, với tổn thất này là phần của nạn nhân và người thân, người lệ thuộc của nạn nhân, nhưng Tội phạm học tính toán cả các tổn thất tinh thần xã hội + tổn thất của các vật chất trong tương lai nếu không có tội phạm.

    Chính vì vậy việc quy định tội phạm ấu dâm có khung hình phạt ít nghiêm trọng là đã loại bỏ rất nhiều những tổn thất khác có thể đong đếm được, vd tổn thất về sức khỏe tinh thần phải thực hiện điều trị tâm lý lâu dài + các tổn thất của người giám hộ nuôi dưỡng + các tổn thất tinh thần của xã hội + các tổn thất vật chất trong tương lai khác nếu phát sinh hệ quả bởi hành vi phạm tội.

    Chính vì trẻ em là tương lai của XH, việc quy định tội phạm xâm hại tới chủ thể là trẻ em là với khung hình phạt quá nhẹ, như xem nhẹ mức độ của hành vi và vô tình gây tổn hại đến tương lai của XH.

    2. Biết và biết rõ có khác nhau  ? 

    Ông X là người am hiểu pháp luật và có thời gian công tác trong cơ quan tư pháp, chính vì là một người không chỉ hiểu pháp luật mà còn hiểu rõ cả từng ngõ ngách của luật, biết rõ các lý luận định tội và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhưng lại có thể vi phạm pháp luật khiến XH đặt ra câu hỏi vì sao ông X lại được giảm nhẹ trách nhiệm của mình ?

    Do đó các tình tiết tăng nặng đã có bỏ ngỏ việc tội phạm lợi dụng kẽ hở của luật để phạm tội hay còn gọi là lách luật, với tính chất nghiên cứu và chuẩn bị trước, coi nhẹ pháp luật. Chính việc luật chưa rõ hoặc không điều chỉnh giống như đền hiệu thu hút sự chú ý của tội phạm có đầu óc.

    P/s Trên đây là suy nghĩ về pháp luật hình sự VN của mình, quan điểm trái chiều này chắc chắn sẽ vấp phải phán đối, mình sẽ không phản biện vì lý lẽ của mình cũng không căn cứ trên quan điểm của nhà làm luật mà chỉ vào suy luận cá nhân do vậy hoan nghênh mọi người phản biện và góp ý.

    Cập nhật bởi money.inc.cop@gmail.com ngày 24/05/2019 06:34:39 CH
     
    1812 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #519582   31/05/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Về vấn đề này theo mình thực tế thì mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Nhưng nếu như trong pháp luật hình sự không quy định xác định cụ thể rõ ràng những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như hiện tại mà lại quy định bổ sung thêm một điều khoản là các trường khác thì dễ dẫn đến việc xem xét và áp dụng tùy tiện, vì không có quy định muốn áp dụng sao thì áp dụng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #519981   03/06/2019

    sunshine19 viết:

    Về vấn đề này theo mình thực tế thì mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Nhưng nếu như trong pháp luật hình sự không quy định xác định cụ thể rõ ràng những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như hiện tại mà lại quy định bổ sung thêm một điều khoản là các trường khác thì dễ dẫn đến việc xem xét và áp dụng tùy tiện, vì không có quy định muốn áp dụng sao thì áp dụng. 

    Mình hiểu rằng việc lợi dụng quy định chung chung hoàn toàn có thể và nhưng nếu nói về tùy tiện thì chính khoản 2 Điều 51 BLHS hiện hành lại chính là quy định chung chung đó, pháp luật có tính khoan hồng nhưng khoan hồng không làm cho tội phạm giảm bớt.

    Áp dụng tình tiết giảm nhẹ còn căn cứ vào tính chất của tội phạm, như mình cũng nêu là tội phạm xâm hại trẻ em không phải tội ít nghiêm trọng như pháp luật hiện hành quy định, vd tội hành hạ người dưới 16 tuổi Đ 140 BLHS hiện hành, nận nhân bị tổn thương tâm thần dạng "rối loạn lo âu" trên 31% theo TT 20/2014/TT-BYT thì là dạng tổn thương điều trị không hiệu quả (không khỏi), nhưng theo luật thời gian chịu phạt tối đa chỉ 3 năm (cỏ vẻ phi lý) vì nếu ai mắc chứng rối loạn lo âu như nêu trên đều không thể dễ dàng ra quyết định và còn ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật và cả việc nuôi dạy thế hệ tiếp theo.

    Chính vì vậy việc căn cứ vào khung hình phạt để xác định áp dụng tăng nặng hoặc giảm nhẹ như hiện nay là bất cập, khi mọi tổn thất đều chỉ tính toán trong thời gian ngắn hạn trước mắt và đều suy ra tổn hại vật chất cho người bị hại.

    Nếu chỉ áp dụng nguyên văn: "vật chất quyết định ý thức" thì chúng ta đang loại bỏ tầm quan trọng của tâm lý con người.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn money.inc.cop@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019)
  • #519602   31/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Thực tế thì trong xét xử, tùy theo tình hình cụ thể của vụ việc mà thẩm phán cũng có thể xem xét các tình huống không nằm trong quy định của pháp luật là tình tiết tăng nặng, hay giảm nhẹ mà. Mình nghĩ quy định này cũng rất linh hoạt vì luật đâu thể dự liệu được tất cả trường hợp để quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #519648   31/05/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trường hợp điển hình gần đây là có hành vi dâm ô bé gái nhưng chỉ bị phạt hành chính 200.000 đồng. Rõ ràng việc kết luật hành vi phạm tội, mức độ thiệt hành về tình cảm (chưa có thể chất và tài sản) là rất thấp nên mới xử phạt hành chính nhẹ nhàng như vậy. Đồng thời cũng làm cho nhiều kẻ khác có ý định phạm tội xem nhẹ hành vi vi phạm của mình. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019)
  • #519983   03/06/2019

    @thuychichu

    Đúng là vụ việc bạn ví dụ chưa gây ra thiệt hại nhiều, cũng chính việc xác định tính chất tội phạm hiện nay đều căn cứ vào các tổn hại về vật chất dễ dàng đong đếm, trong khi sức khỏe cũng bao hàm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần (sức khỏe tâm thần),

    Pháp luật hình sự và pháp luật xử phạt hành chính hiện hành đã rất lỗi thời, ngay cả mức tiền phạt còn không hợp lý do vậy mình mong rằng nếu sửa luật thì hay đong đếm cả việc sức khỏe tâm thần của nạn nhân để nạn nhân có quyền yêu cầu chi trả chi phí điều trị lâu dài cho bản thân hoặc có thể trừng phạt tương ứng với mức độ thiệt hại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn money.inc.cop@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2019)