Anh có hợp đồng cho nhân viên với số tiền A, hiện tại muốn tăng lên số tiền B cho người ta, nhưng ko muốn đóng bảo hiểm cái phần chênh lệch đó, chỉ đóng bảo hiểm cho số tiền cũ là A thôi, vậy phải làm sao, dựa vào căn cứ nào để thực hiện
Trả lời:
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ...
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
Theo đó, nếu anh muốn tăng lương cho người lao động nhưng không muốn đóng thêm bảo hiểm thì anh có thể ghi trong quyết định tăng lương là khoản lương tăng thêm là khoản phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động (điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH) hoặc các khoản bổ sung theo Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH). Như vậy sẽ tránh được các khoản phải đóng BHXH cho người lao động.
Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 10/11/2017 12:29:20 CH