Tăng lương nhưng không đóng thêm BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #474173 10/11/2017

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Tăng lương nhưng không đóng thêm BHXH

    Anh có hợp đồng cho nhân viên với số tiền A, hiện tại muốn tăng lên số tiền B cho người ta, nhưng ko muốn đóng bảo hiểm cái phần chênh lệch đó, chỉ đóng bảo hiểm cho số tiền cũ là A thôi, vậy phải làm sao, dựa vào căn cứ nào để thực hiện
     
    Trả lời:
     
    Theo điểm 2.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
     
    2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ... 
     
    Quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH:
     
    1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
     
     
     
    2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
     
    a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
     
    Theo đó, nếu anh muốn tăng lương cho người lao động nhưng không muốn đóng thêm bảo hiểm thì anh có thể ghi trong quyết định tăng lương là khoản lương tăng thêm là khoản phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động (điểm b Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH) hoặc các khoản bổ sung theo Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH). Như vậy sẽ tránh được các khoản phải đóng BHXH cho người lao động.
     

     

    Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 10/11/2017 12:29:20 CH
     
    3030 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #474232   11/11/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Đối với trường hợp này mình xin chia sẽ thêm đó là theo quy định tại khoản 2, điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội thì: Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Mặt khác, căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015 thì: Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, theo các căn cứ nêu trên thì lương làm thêm giờ sẽ không phải đóng Bảo hiểm xã hội.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |