Tăng cường xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm từ ngày 21/4/2023

Chủ đề   RSS   
  • #602027 22/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tăng cường xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm từ ngày 21/4/2023

    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 426/QĐ-TTg 2023 ngày 21/4/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
     
    Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm từ ngày 21/4/2023 là một trong những nhiệm vụ chủ yếu bảo đảm an toàn thực phẩm.
     
    tang-cuong-xu-ly-nghiem-co-so-kinh-doanh-thuc-pham-tu-ngay-2142023
     
    (1) Tập trung kiện toàn các văn bản quy định pháp luật về an toàn thực phẩm
     
    Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
     
    Bên cạnh đó hoàn thiện các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
     
    (2) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm
     
    Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. 
     
    Nâng cao năng lực, trách nhiệm và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
     
    (3) Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước láng giềng về an toàn thực phẩm
     
    Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các nước láng giềng trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế về công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thực phẩm Việt Nam vào các nước có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
     
    (4) Thanh tra, kiểm tra các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
     
    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm. Chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. 
     
    Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. 
     
    Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
     
    (5) Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng
     
    Ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.
     
    Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, nhất là với các nước láng giềng.
     
    Xem thêm Quyết định 426/QĐ-TTg 2023 có hiệu lực ngày 21/4/2023
     
    595 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (11/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận