Tăng cường dạy tiếng Việt tại các trường dân tộc thiểu số năm học 2023 - 2024

Chủ đề   RSS   
  • #605329 11/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tăng cường dạy tiếng Việt tại các trường dân tộc thiểu số năm học 2023 - 2024

    Ngày 08/9/2023 Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 4891/BGDĐT-GDDT năm 2023 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.
     
    tang-cuong-day-tieng-viet-tai-cac-truong-dan-toc-thieu-so-nam-hoc-2023-2024
     
    Nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT, trường PTDTBT
     
    (1) Công tác tuyển sinh vào trường PTDTNT
     
    Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác tuyển sinh, đảm bảo tuyển chọn những học sinh ưu tú của các DTTS vào học trường PTDTNT theo quy định hiện hành.
     
    (2) Nâng cao chất lượng dạy và học
     
    - Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
     
    + Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, phù hợp đối tượng học sinh DTTS. Đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
     
    + Tổ chức khảo sát, phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đúng đối tượng học sinh.
     
    - Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù
     
    + Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.
     
    + Tiếp tục thực hiện Quyết định 1898/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” đảm bảo mục tiêu 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi. 
     
    Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục.
     
    + Tổ chức tốt hoạt động lao động sản xuất cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, chú trọng giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt.
     
    Ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng về xóa bỏ các hủ tục (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bắt vợ,...).
     
    + Tổ chức tốt công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và hoạt động tự học của học sinh. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh phải đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định. Chủ động phối hợp với các cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, tích cực phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.
     
    + Khuyến khích triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp THPT.
     
    Huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn.
     
    + Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để đào tạo và công nhận kỹ năng nghề cho học sinh. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề truyền thống phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
     
    Dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên và học sinh
     
    - Thực hiện việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông
     
    Tiếp tục triển khai dạy học tiếng DTTS trong các trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên theo Nghị định 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ và Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT ngày 21/11/2021 của Bộ GDĐT, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của địa phương.
     
    + Thực hiện dạy học các tiếng Bahnar, Chăm, Êđê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT
     
    + Ngoài 8 chương trình, sách giáo khoa tiếng DTTS đã ban hành, đối với các địa phương có nhiều người DTTS sinh sống, Sở GDĐT cần chủ động, tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, đề án dạy học tiếng DTTS và thực hiện thủ tục đưa tiếng DTTS có đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh vào dạy học trong trường phổ thông theo quy định.
     
    + Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan như Ban Dân tộc, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình, các báo địa phương để xây dựng các ấn phẩm sách, báo bằng tiếng nói, chữ viết DTTS nhằm cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong dạy và học tiếng DTTS ở trường phổ thông.
     
    - Triển khai Chương trình "Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030.
     
    + Các địa phương rà soát đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS, phối hợp với các trường đại học có phương án thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng DTTS. Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ quản lí có liên quan.
     
    + Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách đối với người dạy, người học tiếng DTTS theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng DTTS, về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng DTTS.
     
    - Dạy tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng DTTS, MN
     
    + Tiếp tục thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS, MN theo Chỉ thị 38/2004/CT-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
     
    + Thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức DTTS học tiếng DTTS tại trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo quy định tại Thông tư  36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
     
    Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
     
    Tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định 5006/QĐ-BGDĐT năm 2021 Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
     
    Công văn 1949/BGDĐT-GDTH năm 2021 về việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS. 
     
    Trong đó, chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu tiếng Việt cho trẻ em, học sinh và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ (người DTTS) về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS.
     
    Xem thêm Công văn 4891/BGDĐT-GDDT năm 2023 ban hành ngày 08/9/2023
     
    966 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận