TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CON CHƯA THÀNH NIÊN

Chủ đề   RSS   
  • #469753 04/10/2017

    luatsunguyenvinhdien

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO CON CHƯA THÀNH NIÊN

    Vợ chồng tôi chuẩn bị ly hôn, có 1 thửa đất thuộc quyền sử dụng của hai vợ chồng. Trong giấy chứng nhận, mang tên cả 2 vợ chồng. Hiện nay vợ chồng tôi có 1 con chung, hơn 15 tuổi. Vợ chồng tôi muốn sang tên sổ đỏ cho con tôi thì thưa hỏi luật sư là làm như thế nào?

     
    9753 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #469904   05/10/2017

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Bạn cho mình hỏi :

    1/ Quyền sử dụng đất này là đất nông nghiệp hay đất ở ?

    2/ Theo tên đăng nhập của bạn thì bạn có phải luật sư ko?

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #470126   09/10/2017

    luatsunguyenvinhdien
    luatsunguyenvinhdien

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình đang là thực tập sinh luật. Trường hợp này là đất ở .

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470251   10/10/2017

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Theo PL đất đai, cá nhân VN có thể nhận quyền sử dụng đất ở thông qua tặng cho.

    Theo Luật dân sự, người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi có thể xác lập giao dịch liên quan đến bđs nếu có sự đồng ý của người đại diện theo PL.

    Theo Luật HNGĐ, cha mẹ là đại diện theo PL của con

    Như vậy trường hợp này, người con có thể làm CMND và nhận quyền sử dụng đất ở từ cha mẹ. Cả nhà có thể ra cơ quan công chứng để công chứng hợp đồng tặng cho QSD đất, sau đó đăng ký tại UBND nơi cấp giấy chứng nhận. Thủ tục công khai tại các cơ quan này, chắc là bạn có thể trực tiếp tìm hiểu.  

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 10/10/2017 11:21:31 SA

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #480309   29/12/2017

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 “ Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Con trai bạn mới 15 tuổi, do vậy theo quy định của pháp luật, con trai bạn là người chưa thành niên, do vậy, trong giao dịch dân sự sẽ gặp những hạn chế nhất định.
     
     Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
     
    Như vậy, theo quy định này của pháp luật, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho con trai bạn, con trai bạn cần có người đại diện theo pháp luật. Tại khoản 1 điều 136 Luật ân sự 2015 “Cha, mẹ đối với con chưa thành niên”. 
     
    Như vậy, theo pháp luật, vợ chồng bạn đều có thể là người đại diện theo pháp luật của con trai bạn. Tuy nhiên, bạn không thể tham gia một giao dịch dân sự với nhiều tư cách pháp lý: vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện cho bên nhận tặng cho, bởi theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
     
    Trường hợp vợ chồng bạn là đồng chủ sở hữu căn nhà, thì bạn nên tìm một người có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho con trai bạn theo quy định của pháp luật.
     
     Khi đã tìm được người đại diện hợp pháp cho con trai bạn, bạn cần làm những công việc sau:
     
     - Lập hợp đồng tặng cho ngôi nhà có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có người đại diện cho con bạn kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho (nếu là tài sản chung).
     
    - Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên. Như vậy, việc tên và cách ghi tên của người chưa thành niên được thể hiện trong giấy chứng nhận như thế nào là tùy thuộc cơ quan có thẩm quyền từng địa phương.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    thelight123 (17/09/2020)