Tạm ứng tiền lương và những điều bạn cần biết!

Chủ đề   RSS   
  • #573805 22/07/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Tạm ứng tiền lương và những điều bạn cần biết!

    Tạm ứng tiền lương

    Tạm ứng tiền lương - Minh họa

    Trong quá trình làm việc, chắc chắn ai cũng sẽ có lúc rơi vào tình huống lương chưa về mà ví đã cạn, khi đó “tạm ứng tiền lương” sẽ là một cứu cánh để chúng ta tránh phải vay mượn, nợ nần. Dưới góc nhìn của Pháp luật về Lao động, bạn cần lưu ý những gì trước khi muốn “tạm ứng tiền lương”?

    Về điều kiện tạm ứng

    Trước hết, để được tạm ứng tiền lương thì NLĐ phải đáp ứng hai điều kiện tối thiểu sau:

    (1) Nếu hợp đồng làm việc kéo dài nhiều tháng thì tạm ứng tiền lương là quyền của NLĐ (Khoản 3 Điều 97 BLLĐ)

    (2) Nếu HĐLĐ chỉ có thời hạn 1 tháng thì cần có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 101 BLLĐ)

    Về điều kiện chi tiết, vẫn cần có sự thỏa thuận thống nhất giữa NLĐ và NSDLĐ, điều kiện này có thể được ghi trong nội quy hoặc ghi trực tiếp vào hợp đồng.     

    Về mức tạm ứng

    Về cơ bản, Khoản 3 Điều 97 BLLĐ quy định phần tiền tạm ứng tương ứng với khối lượng công việc đã làm trong tháng, tuy nhiên vì bản chất của việc tạm ứng là thỏa thuận nên NLĐ có thể thuyết phục NSDLĐ để họ đồng ý tăng mức tiền lương tạm ứng.

    Những trường hợp bạn đương nhiên có quyền được tạm ứng

    (1) Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

    Nghĩa vụ này được hiểu là nghĩa vụ bắt buộc mà công dân phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và trong thời gian thực hiện nghĩa vụ này, họ không thể tiếp tục làm việc, tuy nhiên sẽ không bao gồm thời gian thi hành án phạt tù, bởi đó sẽ là căn cứ chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 4 Điều 34 BLLĐ 2019.

    Ngoài ra, người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

    (2) Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

    Điều này có nghĩa, khi sử dụng ngày phép năm của mình, bạn có quyền nhận ngay số tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ (tất nhiên khi nhận số tiền đó rồi thì đến kỳ nhận lương NSDLĐ sẽ trừ khoản tiền đã nhận)

    (3) NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trong khoảng thời gian tạm đình chỉ trước khi bị tạm đình chỉ công việc. (Điều 128 BLLĐ)

    Tạm đình chỉ công việc là quyền của NSDLĐ khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động với những tình tiết phúc tạp và xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

    Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

    Hết thời gian tạm đình chỉ, nếu NLĐ không bị xử lý kỷ luật thì được nhận nốt cho đủ toàn bộ lương của thời gian bị tạm đình chỉ, nếu NLĐ bị xử lý kỷ luật thì không phải trả lại khoản tạm ứng đã nhận.

     
    1116 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    admin (23/07/2021) ThanhLongLS (22/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận