Khoảng 5 điều 1 8 quy định: "Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết"
Quy định như thế này mặc dù không chi tiết khiến bạn thắc mắc nhưng mình nghĩ đã đủ để thực hiện đúng theo cách hiểu: Bạn có thể thực hiện tạm ứng nhiều lần nhưng (tổng) giá trị tạm ứng từ sau khi ký kết hợp đồng có hiệu lực không được vượt quá 50% và tối thiểu 20% đối với gói thầu dưới 10 tỷ (theo trường hợp của bạn).
Ở góc độ xây dựng, khi bạn tham gia thực hiện gói thầu đồng nghĩa với việc bạn đủ năng lực tài chính để thực hiện gói thầu đó (hồ sơ dự thầu đã thể hiện điều đó). Đối với việc tạm ứng theo thỏa thuận hợp đồng là không sai, nhưng nếu tạm ứng nhiều lần và giá trị tạm ứng lớn thì chỉ lợi cho đơn vị thi công để chiếm dụng vốn mà đối với chủ đầu tư sẽ không tốt, nhưng luật bây giờ quy định cụ thể lắm, một mặt giới hạn giá trị tạm ứng, một mặt phải bảo lãnh giá trị tạm ứng theo nguyên tắc ứng bao nhiêu thì bảo lãnh tạm ứng bấy nhiều. Thông thường, bên B không cần thiết phải ứng nhiều và không ứng nhiều lần, nếu phải ứng nhiều lần thì lần ứng thứ 2 (cách khoảng 1 tháng hoặc hơn) đơn vị thi công có thể thanh toán khối lượng đợt 1 nếu có đủ khối lượng tương tương giá trị đã tạm ứng + giá trị thanh toán thêm sẽ thuận lợi hơn.