Chào bạn, về vấn đề bạn hỏi, tôi có ý kiến như sau:
Thứ nhất, trong luật doanh nghiệp và Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không có biện pháp khẩn cấp tạm thời: "Tạm đình chỉ thi hành hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp". Khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định: "Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án". Như vậy, đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp như bạn nói là sai. Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là sai.
Thứ hai, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào thì Tòa án quyết định dựa trên: sự việc xảy ra, lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Sau đó, đương sự sẽ lựa chọn các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật để làm đơn yêu cầu v/v yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định tại điều 113 BLTTDS 2015 và trách nhiệm bảo đảm của người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 quy định tại điều 136 BLTTDS 2015.
Trân trọng!
Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636
Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com