Tài xế gây lộn làm người khác bị thương tích rồi bỏ trốn, vậy ai chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #188939 27/05/2012

    DongWon

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tài xế gây lộn làm người khác bị thương tích rồi bỏ trốn, vậy ai chịu trách nhiệm?

     Sự viêc xẩy ra tại cựa hàng tôi. Ông A đến cửa hàng gây lộn nhiêu lần dọa đánh ngươi. Tài xế của tôi đã cầm gậy đánh ông A gây thương tích rôi bỏ trốn. Ông A đòi tôi phải chịu trách nhiêm bôi thường viên phí. Nhưng sư viêc xây ra không phải lúc tài xế chạy xe ( tức là không liên quan đến công viêc mà tôi giao cho tai xế). vây tôi có phải chịu trách nhiêm bôi thương viên phi cho hành vi cua tài xe không?. Hành vi của ông A vào cửa hàng tôi gây rối uy hiếp dọa đánh ngươi, làm tổn thất uy tín của cựa hàng thì pháp luật xử lý như thế nào?

     
    3615 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #189189   28/05/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Như tình huống của bạn trình bày, thì bạn hòan toàn không phải trả tiền bồi thường cho ông A bị đánh kia.

    Hành vi gây rối trật tự công cộng của ông A kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính tùy mức độ vi phạm.

    Nếu muốn làm to chuyện thì bạn nên báo công an, tùy vào tình huống cụ thể thì họ sẽ có câu trả lời thích đáng dành cho bạn.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    DongWon (28/05/2012)
  • #507336   12/11/2018

    Trường hợp này, tài xế là người làm cho bạn, do vậy khi trong phạm vi cửa hàng thì vẫn coi như người này đang thực hiện công việc, không phải chỉ khi lái xe thì mới coi như đi làm việc. Do đó, bạn vẫn phải bồi thường viện phí cho ông A, vì ông A chỉ mới dọa đánh, chứ chưa đánh người. Trường hợp ông A đánh người mà người tài xế dùng gây đánh lại thì mới có thể xem như trường hợp phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, nếu ông A tiếp tục có hành vi gây rối và dọa người thì bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có quyền khởi kiện về việc gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015:

    "Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
     
    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    a) Có tổ chức;
     
    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
     
    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
     
    d) Xúi giục người khác gây rối;
     
    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
     
    e) Tái phạm nguy hiểm."
     
    Báo quản trị |