Trường hợp này, tài xế là người làm cho bạn, do vậy khi trong phạm vi cửa hàng thì vẫn coi như người này đang thực hiện công việc, không phải chỉ khi lái xe thì mới coi như đi làm việc. Do đó, bạn vẫn phải bồi thường viện phí cho ông A, vì ông A chỉ mới dọa đánh, chứ chưa đánh người. Trường hợp ông A đánh người mà người tài xế dùng gây đánh lại thì mới có thể xem như trường hợp phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, nếu ông A tiếp tục có hành vi gây rối và dọa người thì bạn có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc có quyền khởi kiện về việc gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015:
"Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm."