Tại sao Việt Nam cần xây dựng những quy định điều chỉnh " Phá sản cá nhân"

Chủ đề   RSS   
  • #513610 13/02/2019

    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Tại sao Việt Nam cần xây dựng những quy định điều chỉnh " Phá sản cá nhân"

    Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có những quy định điều chỉnh về phá sản của tổ chức có tư cách pháp nhân, chưa hề quy định về phá sản của một cá nhân. Một số quốc gia như Anh, Pháp  và đặc biệt là Hoa Kỳ đã rất thành công trong việc xây dựng những quy định điều chỉnh vấn đề pháp lý này, điển hình là Luật phá sản Hoa Kỳ. Nước ta nên tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh về phá sản cá nhân bởi những nguyên nhân sau:

    Thứ nhất, giải quyết phá sản của cá nhân là một con đường để bảo vệ quyền bình đẳng của con người

    Quyền bình đẳng trước pháp luật được Hiến pháp quy định, bảo vệ. Quyền này chỉ rõ theo điều 22 Hiến pháp năm 1992 và điều 51 Hiến pháp 2013, cho thấy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế : doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh và cá nhân tiêu dùng đều được bình đẳng trước pháp luật.  Hiến pháp là một đạo luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, nó được xem là “luật gốc” “luật mẹ”, các văn bản pháp luật khác phải tuân theo nó để xây dựng những quy định luật theo đúng tinh thần nó mang lại. Hiến pháp đã đề cao quyền bình đẳng của các chủ thể kinh doanh như vậy nhưng pháp luật phá sản Việt Nam lại không hề đề cập đến. Cho nên đây là một bất cấp rất lớn của pháp luật phá sản Việt Nam cần phải khắc phục.

    Thứ hai, phá sản cá nhân giúp giải quyết hiệu quả quan hệ chủ nợ - con nợ trong xã hội. Phá sản của cá nhân được giải guyết theo pháp luật sẽ chung hòa lợi ích của các bên. Chủ nợ sẽ đòi lại các khoản nợ của mình nếu tài sản còn đủ, con nợ cũng sẽ không còn phải nơm nóp lo sợ, tránh khỏi những hành vi trái pháp luật của chủ nợ.

    Thứ ba, giải quyết phá sản cá nhân góp phần bảo vệ trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tạo điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới.

     

     
    6692 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536762   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề phá sản cá nhân có thể thấy tương tự như trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải chịu trách nhiệm với tất cả các nghĩa vụ trên với tư cách là chủ sở hữu công ty tức là phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn mà bạn cam kết góp. Nếu không góp hoặc góp không đủ thì sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với phần vốn đã cam kết góp vào công ty.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536780   03/01/2020

    Về vấn đề này, theo quan điểm của mình Luật Phá sản vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ như trường hợp căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: Tại Điều 3, Luật phá sản quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Theo đó, quy định này chưa cụ thể, dẫn đến việc đánh giá doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán có phải do làm ăn thua lỗ hay không còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần quy định về tiêu chí xác định rõ ràng, cụ thể “không có khả năng thanh toán”, “các khoản nợ đến hạn” và “lâm vào tình trạng phá sản”; về giá trị cụ thể của khoản nợ và thời hạn quá hạn là bao nhiêu để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã có bị coi là lâm vào tình trạng phá sản hay không?

     
     
    Báo quản trị |  
  • #537926   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1361)
    Số điểm: 11616
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 205 lần


    "Phá sản cá nhân" một ý tưởng rất hay và mình nghĩ có triển vọng. Nó bao gồm cả trường hợp cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, ngoài ra còn có thể xem xét các trường hợp trong giao dịch dân sự như có tài sản nhưng không thanh toán cho chủ nợ,...Tất nhiên cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra quy định tránh những trường hợp vì muốn trốn nợ mà xin tuyên bố phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #556878   31/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1203)
    Số điểm: 8880
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 99 lần


    Căn cứ Khoản 2, Khoản 10 Luật phá sản 2014 quy định như sau:

    2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
     
    10. Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.
     
    Như vậy, quy định việc phá sản là quyên của cá nhân, từ những hoạt động kinh doanh của cá nhân cơ quan tổ chức và sự vận hành đúng theo pháp luật, vì lý do không mang lại được lợi nhuộn mất khả năng thanh toán nên đã phá sản.
     
    Đồng thời, theo quy định trên có thể thấy những người tham gia tủ tục phá sản, bao gồm chủ nợ, người lao động doanh nghiệp. Như vậy vấn đề cá nhân được tối ưu hóa, và pháp luật không cấm khi vận hành không được nên phá sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #557106   01/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Các quy định của pháp luật chưa cụ thể, dẫn đến việc đánh giá doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán có phải do làm ăn thua lỗ hay không còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần quy định về tiêu chí xác định rõ ràng, cụ thể “không có khả năng thanh toán”, “các khoản nợ đến hạn” và “lâm vào tình trạng phá sản”; về giá trị cụ thể của khoản nợ và thời hạn quá hạn là bao nhiêu để dễ xác định?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #575936   30/09/2021

    Vấn đề phá sản cá nhân là giải pháp điều hòa lợi ích cho cả con nợ lẫn chủ nợ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập và quản lý trật tự xã hội, định hướng con nợ và chủ nợ hướng giải quyết vấn đề phù hợp. Điều này rất quan trọng tạo hành lang pháp lý cho các bên

     

     
    Báo quản trị |  
  • #577034   13/11/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Tại sao Việt Nam cần xây dựng những quy định điều chỉnh " Phá sản cá nhân"

    Cảm ơn bài viết của bạn, 
     
    Việc cho phép một cá nhân nộp đơn yêu cầu phá sản khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn có thể đem lại những tác động tích cực đến chính cá nhân đó, chủ nợ và Nhà nước, tạo điều kiện để cho chủ nợ có thể thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ khó đòi khi tiến hành thanh lý tài sản của người nợ, lập kế hoạch trả nợ dần bằng lợi tức tương lai hoặc những biện pháp khác và đó cũng là điều khó thực hiện nhất trên thực tế.
     
    Báo quản trị |  
  • #579912   29/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Tại sao Việt Nam cần xây dựng những quy định điều chỉnh " Phá sản cá nhân"

    Cảm ơn chia sẻ của bạn đã cung cấp những góc nhìn mới về pháp luật. Nhìn chung trong hệ thống pháp luật, không riêng gì pháp luật phá sản, đối tượng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đã có sự khác biệt. Với pháp luật quốc tế, doanh nghiệp bao gồm tất cả chủ thể có hoạt động kinh doanh, trong khi pháp luật Việt Nam tập trung điều chỉnh doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Có thể vì vậy, cá nhân kinh doanh quốc tế có sự bình đẳng từ giai đoạn thành lập, hoạt động đến giải thể hay phá sản. Để có thể xây dựng được quy định về phá sản cá nhân thì cần sự thay đổi rất lớn trong hệ thống pháp luật nói chung.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581973   29/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn bạn về những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Trên thực tế khái niện "phá sản" chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp. Quan trọng hơn là vấn đề giải quyết hệ quả sau khi phá sản. Việc đưa ra ý tưởng "phá sản cá nhân" giúp giải quyết vấn đề giữa "con người với con người" trở nên dễ dàng hơn, điển hình như vấn đề giải quyết giữa chủ nợ và con nợ mà bạn có đề cập trong bài viết.

     
    Báo quản trị |  
  • #590339   29/08/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tại sao Việt Nam cần xây dựng những quy định điều chỉnh " Phá sản cá nhân"

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, hy vọng nhờ bài viết đóng góp của bạn mà có thêm thông tin, ý kiến để góp phần sửa đổi luật cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống, giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến phá sản của cá nhân.

     
    Báo quản trị |